Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao bố là người dắt tay con gái lên lễ đường

Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao bố vợ lại là người dắt tay cô dâu ra lễ đường trước khi trao cô ấy vào tay chú rể không?

Có lẽ mọi người sẽ nghĩ rằng vì việc đó vốn dĩ là như vậy, tại sao lại phải hỏi. Tuy nhiên, đám cưới vốn là một dịp trang trọng được xếp vào hàng nghi lễ. Mà mọi thứ trong nghi lễ đều tồn tại những lý do và ý nghĩa của riêng nó. Chỉ là khi một thứ đã tồn tại quá lâu, mọi người thường không còn nhớ về ý nghĩa của chúng nữa.

Để giải thích cho câu hỏi này, chúng ta nên bắt đầu từ khía cạnh về tình cảm của bố và con gái.

Một người làm bố, với con trai, họ có thể kỷ luật và hà khắc đến tàn khốc, vì hơn ai hết, đàn ông hiểu rằng cuộc sống không hề nhân từ chút nào với sự yếu đuối. Thế nhưng, với con gái, người bố ấy lại luôn yêu chiều và mềm mỏng hơn rất nhiều. Chẳng phải tự nhiên mà trong tiếng Việt lại có một từ riêng là “con gái rượu” để nói về những cô con gái được bố yêu thương như vậy.

Cha mẹ thì chẳng bao giờ muốn con cái phải thất vọng về mình ở điều gì cả. Nhưng giữa bố với con gái, thứ trách nhiệm ấy còn mãnh liệt hơn rất nhiều. Con gái giống như một phần tuổi thơ của mẹ mà bố muốn bảo vệ nhất. Trong mắt con gái, một người bố tốt cũng chính là hình mẫu siêu anh hùng đầu tiên của họ, là hình ảnh đáng tin cậy mà họ sẽ còn luôn tìm kiếm trong tất cả những người đàn ông sau này.

Thế nên, người đàn ông có trách nhiệm lớn nhất tới cuộc đời của cô dâu trước khi kết hôn chính là bố. Hơn ai hết, ông ấy là người quyết định chàng trai nào đó liệu có đủ phẩm chất để mình tin tưởng chuyển giao sứ mệnh cao cả này hay không.

Hình ảnh này cũng gần giống với nghi thức đổi gác tại các địa điểm đặc biệt trang nghiêm trên thế giới.
Nếu bạn biết tới nghi lễ đổi gác ở tượng đài Người Lính Vô Danh tại Mỹ hoặc của kỵ binh tại điện Buckingham Anh Quốc, thì có lẽ bạn đã biết rằng một người lính để được tuyển chọn cho vị trí này phải trải qua một quá trình huấn luyện vượt ngoài sức chịu đựng của người bình thường. Hơn ai hết họ phải hiểu được tầm quan trọng của thứ mình đang bảo vệ và đây không phải là một nhiệm vụ dạng “đứng canh” đơn thuần.

Việc bố vợ trao con gái cho chú rể, ở một góc nhìn, cũng chính là một hành động trang nghiêm như thế. Điều đó còn có ý nghĩa rằng, vì hạnh phúc của cô dâu, chú rể cũng phải yêu thương cô ấy nhiều như cách bố cô đã bảo vệ cô, và như cách mà sau này anh ta sẽ chăm lo cho con gái mình.

Hôn nhân không giống với tình yêu. Yêu là giai đoạn để chúng ta tìm hiểu về một người. Còn hôn nhân là thứ mà người ta làm khi bắt đầu muốn xây dựng một gia đình.

Thời đại này mọi người hay bị tẩy não bởi chủ nghĩa lãng mạn trong các câu chuyện cổ tích và những bộ phim ngôn tình. Thế nên họ không biết rằng đám cưới không phải là bước tiếp theo của hạnh phúc, cũng chẳng phải là nấm mồ của tình yêu.

Đám cưới giống như một nghi lễ trưởng thành của cô dâu và chú rể, để từ giờ trở đi họ sẽ sống bằng nhiều trách nhiệm hơn, với bản thân, với vợ chồng, với con cái và với những tình cảm cùng ý chí mà cha mẹ họ đã dùng để nuôi lớn họ như ngày hôm nay.

Loạt ảnh đời thường của Hà Nội đầu thập niên 1980

Nhà ngoại giao Anh John Ramsden đã ghi lại nhiều hình ảnh đặc sắc về con người và cuộc sống ở Thủ đô. Qua 1.800 bức ảnh đen trắng của...

Đâu rồi xích lô Sài Gòn xưa

Xích lô là một phượng tiện giao thông rất đỗi quen thuộc của người Sài Gòn những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Thời ấy, người ta có thể...

Những câu chuyện chưa kể về các bang của Ấn Độ

1. ANDHRA PRADESH Hyderabad là thủ phủ của bang Andhra Pradesh, thành phố này đã từng là kinh đô của vương quốc Nizam huyền thoại. Ngôn ngữ ở đây là...

Bắp – Hương vị miền Nam – Làm sao quên được?

Cục kẹo, khúc mía, trái ổi, củ khoai, trái bắp... thuở nhỏ được bà, được mẹ cho, nay nhắc lại sao ai trong chúng ta cũng thấy bồi hồi, và...

Trò chơi tuổi thơ

Nếu có thể đọc tên tất cả những trò chơi này, hẳn bạn đã từng có một tuổi thơ rất hạnh phúc. Nhà chòi – ngôi nhà chứa đựng ký ức tuổi...

Tạp chí là gì? Tạp chí ra đời khi nào?

Ấn phẩm đầu tiên được gọi là tạp chí, là Erbauliche Monaths Unterredungen của Đức, được phát hành vào năm 1663. Đây là một ấn bản văn học và triết học, sau...

Văn hóa miền Nam nước Việt hay văn hóa Đồng Nai Cửu Long?

Nghiên cứu và viết về văn hóa xã hội vùng này từ trước tới giờ đã có nhiều người làm, khởi từ Trịnh Hoài Đức đến Sơn Nam, Nguyễn Đình...

Hoài niệm sân bóng tròn ngày xưa trước 1975

Theo tài liệu, thì sân bóng tròn đủ tiêu chuẩn đầu tiên tại Đông Dương được xây dựng năm 1906 bởi câu lạc bộ Cercle Sportif Saigonnais (CSS) trong khuôn...

Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo thời Lý – Trần

Sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, với chiến  thắng Bạch Đằng năm 938, nước ta đã bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc...

50 logo của các thương hiệu nổi tiếng ngày ấy và bây giờ

Tất cả mọi thứ đều thay đổi theo thời gian và những doanh nghiệp cũng không ngoại lệ. Ngoài cải tiến chất lượng sản phẩm, ngay cả logo của các...

Ảnh về “chợ đen” Sài Gòn trước 1975

Gọi là “chợ đen” vì hàng chục gian hàng nơi đây đều bán “hàng PX Mỹ” – được tuồn ra lén lút từ các cửa hàng PX (Post Exchange, hệ...

Phụ Nữ Trong Vương Triều Nhà Lý

Lý Công Uẩn sáng lập ra vương triều nhà Lý thay nhà Tiền Lê, lên làm vua dưới danh hiệu là Lý Thái Tổ năm 1010 và để lại dấu...

Exit mobile version