Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao chân dung trên đồng xu là hình bán diện còn trên tiền giấy là hình trực diện?

Việt Nam đã ngừng đúc và lưu thông tiền xu từ năm 2011, nhưng loại tiền này lại khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới.

Ngay từ thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, những đồng xu đầu tiên đã được sản xuất tại vùng Lydia với trang trí hình đầu bò hay sư tử.

Ngày nay, đồng xu của các nước thường có hình những nguyên thủ nổi tiếng hay vĩ nhân được khắc trên một mặt của đồng tiền.


Tiền xu thường có hình những nguyên thủ nổi tiếng của quốc gia đó.

Tuy nhiên, trừ một vài ngoại lệ hiếm hoi, tiền xu các nước thường khắc chân dung bán diện trong khi tiền giấy lại vẽ chân dung chính diện.

Điều này thật kỳ lạ dù các họa sỹ thường thích chân dung chính diện hơn khi chúng có thể lột tả được hết thần thái của nhân vật.

Nguyên nhân rất đơn giản, kỹ thuật chạm khắc trên kim loại rất phức tạp nên khó mà tạo ra được một chân dung trực diện trên đông xu. Độ nổi của chân dung in trên đồng xu thường nhỏ hơn 0,4cm nên rất khó khắc những chi tiết cần thiết để nhận ra một chân dung trực diện.

Ngược lại, khi khắc hình bán diện thì chỉ cần dựa trên đường viền thôi cũng đủ để nhận ra chân dung nhân vật.


Việc tạo ra chân dung trực diện trên đồng xu là có thể nhưng tốn kém chi phí.

Mặc dù việc tạo ra một chân dung trực diện trên đồng xu là có thể nhưng chi phí sẽ rất tốn kém, hơn nữa chúng sẽ bị mờ đi rất nhanh trong quá trình sử dụng khiến người tiêu dùng khó nhận ra nhân vật trên đồng xu.

Trong khi đó, những đồng tiền giấy lại thường được in hình trực diện bởi những họa tiết phức tạp sẽ khiến đồng tiền khó bị làm giả hơn. Ngoài ra, hình chân dung trên tiền giấy không dễ bị mờ so với tiền xu.

Xét trên phương diện kinh tế học, việc in hình bán diện lên đồng xu khiến chúng lưu thông được lâu hơn trên thị trường, qua đó tiết kiện được chi phí in tiền.

Theo báo cáo mới nhất của chính phủ Mỹ, nước này đã phải tốn 1,7 cent để tạo ra đồng 1 cent (Penny), mất 8 cent để tạo ra đồng 5 cent (Nickel). Con số này vẫn chưa là gì so với năm 2011 khi chính phủ Mỹ mất 2,41 cent để sản xuất đồng 1 cent và 11,18 cent để làm đồng 5 cent.


Chi phí sản xuất tiền xu tại Mỹ.


Nguyên nhân chủ yếu là do giá kim loại tăng khiến chi phí đúc tiền tăng theo.

Trước đây đồng 1 cent của Mỹ được làm 95% bằng đồng, nhưng do giá đồng tăng nên vào năm 1982, loại đồng 1 cent được làm bằng 97,5% kẽm và 2,5% bằng đồng.

Đến thời điểm hiện tại, giá kim loại vẫn tăng và hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm được ra loại nguyên liệu hợp lý nào khác hơn kẽm trong việc đúc tiền xu. Hơn nữa, việc thay đổi chất liệu sẽ khiến chính quyền Washington phải tốn rất nhiều chi phí để thay thế tiền xu cũ bằng đồng tiền mới.

Tính riêng trong năm 2014, chính phủ Mỹ đã chi hơn 114 triệu USD để sản xuất đồng 1 cent, mất 83,7 triệu USD để sản xuất đồng 5 cent, tốn 72,3 triệu USD cho đồng 10 cent và đến 133 triệu USD cho đồng 25 cent.

Cũng trong năm 2014, chính quyền Washington đã cho ra lò hơn 7 tỷ đồng 1 cent mới và khoảng vài triệu đồng xu các loại khác.

Xử dụng hay Sử dụng ?

Xử dụng hay Sử dụng ? Gần đây trên diễn đàn có nhắc đến hai chữ sử dụng và xử dụng. Như chúng ta đều biết, đa số từ Việt...

Lễ hội Phủ Giày ở Nam Định thập niên 1920

Lễ hội Phủ Dày là một lễ hội lớn, được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm ở xã Kim Thái huyện Vụ Bản, tỉnh Nam...

Những bức ảnh hiếm về Nam Phương Hoàng hậu

Nam Phương Hoàng hậu tạo dáng chụp ảnh tại dinh thự gia đình ở Đà Lạt, nhí nhảnh trong ngôi trường mình theo học ở Pháp, duyên dáng trong tà...

Bánh kà tum trong hốc kẹt Tri Tôn

Người phụ nữ đoạt huy chương vàng 2016 trong lễ hội bánh dân gian hàng năm vào cuối tháng 4, năm nay đã không có dịp quay trở lại nơi...

Dấu ấn phố cổ

Mùa đông ở Hà Nội đã đến, lạnh giá và sương mù phủ kín khắp phố phường. Minh - một cô gái trẻ vừa mới tốt nghiệp đại học, và...

Công của Lê Văn Duyệt trong việc đào kinh Vĩnh Tế

Thượng Công Lê Văn Duyệt là nhà quân sự, nhà chính trị song toàn; chí công và nghiêm minh. Ông trị nước bằng cách thương dân, nghiêm khắc bọn quan...

Phong thuỷ – Phần 2/10 – Bài trí cây cảnh trong nhà

1, Tác dụng của cây xanh Theo quan niệm của cổ nhân, thực vật có mối quan hệ mật thiết, quan trọng với sức khoẻ, đời sống con người. Nhưng,...

Xuất xứ tên gọi pê-đê (lại cái)

Tại sao lại gọi những người bán nam bán nữ (lại cái) là “pê-đê”? Cái tên pê-đê dùng để chỉ những người bán nam bán nữ là kết quả của...

Về câu “Đất có lề, quê có thói”

Đi vào bất cứ vùng quê nào, điều cần quan tâm trước hết là tập tục, phép tắc ở nơi đó. Hiểu biết, tôn trọng luật tục, thói quen của...

Người quân tử khi tuyệt giao sẽ không nói lời xấu xa

Trong cuộc sống có thiện duyên thì sẽ có ác duyên, nếu biết khiêm nhường hạ mình để hóa giải ác duyên thì những ác duyên trong đời sẽ giảm...

Nhà thờ đá Bảo Nham ở xứ Nghệ

Nhà thờ đá Bảo Nham được xây vào cuối thế kỷ 19 ở Nghệ An, từng được người Pháp mệnh danh là nhà thờ “độc đáo nhất Đông Dương”. Ngoài...

Những kiến thức sai trong sách giáo khoa phổ thông

Số giác quan thực sự, từ tính của cà chua và những màu cơ bản là những kiến thức khoa học mà chúng ta thường hiểu nhầm hoặc chưa được...

Exit mobile version