Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao cửa sổ máy bay có 1 lỗ nhỏ?

Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy cửa sổ máy bay luôn có một lỗ nhỏ, với kích cỡ khoảng đầu đũa. Đó không phải là một chi tiết thừa mà như bao bộ phận khác, nó giúp tăng độ an toàn cho chuyến bay của bạn.

Nếu đã từng đi máy bay, có lẽ bạn sẽ để ý thấy một lỗ nhỏ nằm phía cạnh dưới của cửa sổ. Chi tiết tưởng chừng đơn giản này có nhiệm vụ cân bằng áp suất trong máy bay.

Khi nhìn kỹ vào cửa sổ, bạn sẽ phát hiện ra kính cửa sổ được tạo thành từ 3 lớp riêng biệt, thường được làm bằng vật liệu acrylic. Mục đích của lớp acrylic trong cùng là để bảo vệ cho 2 lớp phía ngoài.

Khi máy bay tăng độ cao, áp suất khí bên trong và bên ngoài máy bay đều sụt giảm. Hệ thống cân bằng áp suất bên trong máy bay sẽ điều chỉnh cho áp suất bên trong máy bay ở mức an toàn và dễ chịu cho hành khách.

Chiếc lỗ nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trên cửa sổ máy bay

Lớp acrylic ở giữa và ở ngoài cùng của cửa sổ máy bay sẽ phải chịu lực do áp suất chênh lệch gây ra. Cả 2 lớp này đều có thể chịu được lực ép của áp suất, song nhờ có chiếc lỗ nhỏ trên cửa sổ nên chỉ có lớp ngoài cùng phải chịu lực.

Marlowe Moncur, giám đốc công nghệ tại GKN Aerospace, cho biết: “Mục đích của lỗ thở nhỏ nằm trên tấm giữa là để cân bằng giữa áp lực bên trong khoang hành khách và khoảng trống nằm giữa các tấm acrylic, do đó áp lực của khoang hành khách sẽ chỉ ảnh hưởng tới tấm ngoài cùng”.

Nhìn chiếc lỗ có vẻ đơn giản nhưng thật sự không như vậy.

Trong trường hợp tấm acrylic ngoài cùng không thể chịu được áp lực (gần như không bao giờ xảy ra) và bị nứt vỡ, tấm giữa sẽ đóng vai trò thay thế cho tấm ngoài. Dĩ nhiên, chiếc lỗ nhỏ trên tấm giữa sẽ cho một luồng khí nhỏ đi qua, song hệ thống cân bằng áp lực sẽ giải quyết phát sinh còn lại.

Bret Jensen, một chuyên viên kỹ thuật hàng không cao cấp của Boeing chia sẻ: “Chiếc lỗ này giúp ngăn hơi ẩm và tuyết bám tụ trên cửa sổ. Điều này lý giải vì sao cửa sổ của bạn không bị mờ đặc mỗi lần máy bay đi qua các đám mây.”

Trong những chuyến bay dài, một lớp tuyết mỏng có thể tích tụ trong khu vực xung quanh lỗ thở. Vì nhiều chuyến bay có thể đạt đến độ cao mà không khí phía bên ngoài có thể sụt giảm ở mức -57 độ C.

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P2: Cuộc di dân lịch sử

Sau khi chúa Nguyễn Hoàng mất, con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay và làm nên một cuộc di dân về phương Nam vô cùng ngoạn mục....

Liều với liệu – Bồ kết, Bồ hòn

Xin cho hỏi: 1. “Liều” trong “liều lĩnh”, “liều mạng” thì liên quan như thế nào với liêu 聊? 2. Đâu là từ nguyên của “bồ hòn”, “bồ kết”? “Bồ...

Những Quy Tắc Cần Biết Khi Ăn Buffet

"Buffet" (búp phê) trong tiếng Pháp là tự chọn hay còn gọi là tiệc đứng, nghĩa là thực khách có thể đi lại, đứng ngồi tùy thích khi ăn uống....

Nhạc sĩ Dzũng Chinh – Tác giả “Những Đồi Hoa Sim” chết trên đồi hoa Sim

Đã có một vài bài viết nói về cái chết của Nhạc sĩ Dzũng Chinh, nhưng tiếc là không chính xác. Bài viết này nhằm mục đích làm rõ cái...

Thế gian một vợ, một chồng, chẳng như nhà Táo, hai ông một bà

Nhà Táo một bà hai ông: Đạo nghĩa vợ chồng dưới góc nhìn Kinh Dịch huyền bí. Thế gian một vợ, một chồng, Chẳng như vua bếp, hai ông một bà...

Giai thoại Chú Hỏa – từ người lượm ve chai trở thành “ông vua nhà đất” Sài Gòn xưa

Người Sài Gòn vẫn truyền miệng nhau câu tục ngữ “Đi tàu Chú Hỷ, ở nhà Chú Hỏa”. Chú Hỷ – “vua tàu thủy” ở miền Nam, còn Chú Hỏa...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 25/Hết

Những người bạn thân nhứt của chúng tôi, có theo dõi công cuộc nghiên cứu của chúng tôi để viết quyển sử, và để viết quyển sách nầy. Các bạn...

Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam – Chương 1/2

Với hơn hai trăm biểu đối chiếu sơ về ngôn ngữ Việt-Mã và nhiều khám phá mới lạ về thượng cổ 5000 năm của dân tộc Việt Nam. "Không có...

Các chuyến đi sứ sang Trung Hoa dưới triều Nguyễn (1802 – 1945)

Lịch sử bang giao giữa Việt Nam và Trung Hoa dưới triều Nguyễn (1802 – 1945) được phản ánh trong nhiều bộ sử biên soạn dưới triều Nguyễn, trong đó,...

Lăng Thánh Cung – khu lăng mộ bề thế ít người biết ở Huế

Dưới góc độ lịch sử, lăng Thánh cung là một công trình phả ánh sự chuyển mình của kiến trúc cung đình Huế ở buổi giao thời Đông – Tây...

Gìn Vàng giữ Ngọc cho Tiếng Việt

Đau lòng phải giã biệt miền Nam cuối tháng 4 năm 1975, chúng ta mang theo được gì? Của cải, danh vọng, bà con thân thuộc, bạn bè thì không,...

Tiếng Việt và nguồn gốc ngôn ngữ loài người

TIẾNG MẸ (MOTHER TONGUE) Rất nhiều nghiên cứu về nguồn gốc ngôn ngữ loài người đưa ra nhiều bằng chứng và nhiều giả thuyết. Trong đó giả thuyết dựa trên...

Exit mobile version