Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao màn hình LCD gợn sóng khi chạm ngón tay vào?

Tại sao màn hình LCD thường có hiện tượng gợn sóng khi bạn chạm ngón tay vào chúng?

Để chỉ ra vị trí trên bản đồ hay xác định một người trong bức ảnh cho bạn bè, chúng ta thường đặt ngón tay của mình lên màn hình máy tính/máy tính xách tay. Khi đó, bạn nhận ra có những gợn sóng nhỏ trên màn hình quanh ngón tay của mình.

Nếu màn hình máy tính để bàn/máy tính xách tay của bạn cho thấy những “gợn sóng” khi bạn chạm ngón tay vào thì đó chắc chắn là màn hình LCD (màn hình tinh thể lỏng). Lưu ý rằng bạn sẽ không nhận thấy hiệu ứng này trên màn hình CRT hay LED. Vậy hiện tượng thú vị này là do đâu? Dưới đây là giải thích của ScienceABC, bắt đầu từ việc tìm hiểu về tinh thể lỏng.

Tinh thể lỏng

“Tinh thể lỏng” là một thuật ngữ chỉ vật chất ở trạng thái vừa rắn vừa lỏng. Điều này nghe có vẻ hơi ngược lại với những kiến thức mà chúng ta được học tại các trường phổ thông rằng vật chất tồn tại dưới 3 dạng cơ bản là rắn, lỏng, khí. Trên thực tế, tinh thể lỏng cũng là một trạng thái của vật chất.

Do đó, “tinh thể lỏng” chia sẻ cả những thuộc tính và đặc điểm của chất rắn và chất lỏng. Dựa trên nguyên lý này, người ta đã phát triển ra TV màn hình tinh thể lỏng với mức tiêu thụ điện năng chỉ bằng một phần nhỏ của màn hình truyền thống.

Cụ thể, với màn hình tinh thể lỏng (LCD), các tinh thể lỏng được kẹp giữa 2 tấm kính phân cực (còn được gọi là chất nền). Ánh sáng từ một đèn huỳnh quang sẽ đi qua lớp kính thứ nhất rồi đến tinh thể lỏng. Các tinh thể lỏng này sẽ điều chỉnh để cho phép ánh sáng đi qua với các mức độ khác nhau và sau đó ánh sáng tiếp cận với tấm kính thứ 2. Kết quả của quá trình này là những gì chúng ta nhìn thấy trên màn hình hiển thị.

Lưu ý rằng bản thân các tinh thể lỏng không tự phát ra ánh sáng, chúng chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát cho ánh sáng và cho phép ánh sáng thông qua hay không bằng cách thay đổi cách liên kết giữa các tinh thể lỏng.

Pixel (điểm ảnh)

Thuật ngữ này đã trở nên rất phổ biến trong thời đại kỹ thuật số. Một điểm ảnh (đại diện cho “một yếu tố hình ảnh”) là điểm nhỏ nhất trên một ảnh. Càng nhiều điểm ảnh trên một đơn vị diện tích thì bức ảnh sẽ càng sắc nét và rõ ràng. Mỗi pixel gồm 3 tế bào màu đỏ, xanh dương và xanh lá cây. Các tín hiệu điện đảm bảo rằng các tinh thể lỏng trong mỗi tế bào sẽ được uốn cong và sắp xếp thứ tự để cho ra màu sắc mong muốn trên màn hình.

Vậy tại sao màn hình LCD (tinh thể lỏng) lại gợn sóng khi ta chạm tay vào?

Bây giờ chúng ta đã biết thế nào là tinh thể lỏng và làm thế nào chúng hiển thị các màu sắc khác nhau trên màn hình. Chúng ta hãy quay lại câu hỏi đầu tiên: vì sao màn hình gợn sóng khi chạm ngón tay vào?

Trong điều kiện bình thường, cụ thể là khi ngón tay của bạn đặt lên con chuột chứ không chạm vào màn hình, sự liên kết giữa các tinh thể lỏng là bình thường và tất cả mọi thứ điều ổn (không có hiện tượng gợn sóng).

Tuy nhiên, thời điểm bạn đặt ngón tay lên màn hình (để xác định một đối tượng nào đó trên bức ảnh chẳng hạn), bạn sẽ tác động đến sự liên kết giữa các tinh thể lỏng trong điểm ảnh. Kết quả là bạn sẽ thấy những gợn sóng cầu vòng hình thành xung quanh điểm tiếp xúc của ngón tay lên màn hình. Sự lệch vị trí liên kết giữa các tinh thể lỏng trong trường hợp này có thể làm màu sắc hiển thị trên màn hình không còn chuẩn nữa. Nhưng đừng quá lo lắng, khi bạn lấy ngón tay ra khỏi màn hình, mọi thứ sẽ được phục hồi lại như cũ.

Bạn nên lưu ý một điều rằng không nên thường xuyên tác động lên màn hình, đặc biệt là dùng lực quá mạnh hay vật nhọn vì nó có thể tổn thương vĩnh viễn chất lượng hình ảnh của màn hình.

Những ghi chép đầu tiên về nghề làm giấy tại Việt Nam

Bài nói của tác giả (TG) được giới hạn ở một vài suy xét có tính chất giai thoại về lịch sử nghề làm giấy, cụ thể hơn, là về...

Yến lão

"Yến" là tiệc rượu. Nhiều làng có tục yến lão, hàng năm hay hai ba năm một lần, thết tiệc mừng thọ các quan lão. Có thể nói đây là...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Pháp thuộc

Tôi xin hỏi: phải chăng ngày xưa, ông bá hộ là ông nhà giàu cung cấp cho nhà nước được một trăm người lính hay là chỉ có mười người?...

Phong thuỷ – Phần 1/10 – Phương pháp hoá giải một số “bệnh” phong thuỷ nhà ở

Các yếu tố ảnh hưởng sức khoẻ Trước hết khi chọn mua một căn nhà, người ta thường chú ý sức gió mà ngôi nhà mình định mua như thế...

Cây dừa ba ngọn ở Hà Tiên

Nếu là dân gốc Hà Tiên hay những người đã từng sống tại Hà Tiên vào những năm 1950 – 1970, ai cũng đều biết cây dừa ba ngọn ở...

Tìm hiểu về văn hóa miền Tây – Phần 2

Phong tục và tập quán Tục thờ cúng Ông Bà Tổ Tiên và ngày giỗ Thờ ông bà là một bổn phận và nhiệm vụ trọng đặc thù của người...

Lê Lợi – Lê Thái Tổ – Vị anh hùng và cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn

Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng...

Thế nào là âm dương, ngũ hành?

1. Thế nào là "Âm dương"? Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của...

Những trùm tài phiệt “đến từ hư không” làm khuynh đảo nước Nga – Kỳ 1: Trùm băng đảng

Lưu manh bình thường không đáng sợ. Đáng sợ ở chỗ là khi lưu manh có học thức. Khi đó, sự phá hoại gây ra sẽ lớn gấp nhiều lần...

Chuyện phòng the của phi tần nhà Thanh

Theo sử sách ghi lại, các phi tần nhà Thanh không chỉ chịu sự ràng buộc từ vô số cung quy luật lệ khi tiến cung mà kể cả những...

Đi tù vì “nhạc vàng”

Năm tôi lên 10 tuổi, mẹ tôi đi xuất khẩu lao động từ Cộng hòa Dân chủ Đức về.Trong hành trang của bà, có một túi vải to khá nặng,...

Nguồn gốc lịch sử tên gọi Phù Tang của đất nước Nhật Bản

Không hiểu từ đâu và bao giờ, “Phù Tang” đã mặc nhiên trở thành một mỹ từ để chỉ nước Nhật trong tiếng Việt. Từ này thường được người ta...

Exit mobile version