Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao một tuần có 7 ngày?

Lý do bắt nguồn từ người Babylon cổ đại.

Để có được những đơn vị thời gian hiện tại, người ta thường dựa vào sự chuyển động của các hành tinh, Mặt trăng cũng như nhiều ngôi sao. Một ngày của chúng ta tương đương với một vòng Trái Đất quay quanh trục của nó. Đối với một năm, đó là vòng Trái Đát xoay quanh Mặt Trời, mất 365 và 1/4 ngày. Đó là lý do tại sao chúng ta thường có thêm 1 ngày vào tháng 2 sau mỗi 4 năm. Những năm có 366 ngày được gọi là năm nhuận.

Nhưng tuần và tháng thì khó xác định hơn một chút. Một Pha Mặt Trăng (tuần trăng) không hoàn toàn trùng khớp với Dương lịch. Một chu kỳ của Mặt Trăng dài 27 ngày và 7 giờ, và có 13 Pha Mặt Trăng trong mỗi năm Dương lịch.


Một số nền văn minh cổ đại đã ghi lại sự chuyển động của các hành tinh, Mặt trăng và Mặt trời.

Một số nền văn minh cổ đại đã quan sát vũ trụ và ghi lại toàn bộ chuyển động của các hành tinh, Mặt Trăng và Mặt Trời. Người Babylon, vốn sinh sống tại vị trí Iraq ngày nay, là những người quan sát và làm sáng tỏ các bí ẩn về bầu trời. Điều đó góp phần lớn vào việc tạo ra 7 ngày trong 1 tuần.

Lý do có 7 ngày là bởi họ quan thấy thấy 7 thiên thể, bao gồm Mặt trời, Mặt trăng, sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ. Thế nên, con số đó có ý nghĩa đặc biệt đối với họ.

Các nền văn minh khác lại chọn những con số khác. Chẳng hạn, người Ai Cập lại chọn một 1 tuần có 10 ngày, trong khi đó, con số này với người La Mã lại là 8.

Người Babylon chia các tháng âm lịch của họ thành các tuần 7 ngày và ngày cuối cùng trong tuần lại có ý nghĩa tôn giáo đặc biệt. Một tháng 28 ngày, hoặc một chu kỳ hoàn chỉnh của Mặt Trăng, là một khoảng thời gian quá lớn để có thể theo dõi một cách hiệu quả. Vì vậy, người Babylon đã chia các tháng của họ thành 4 phần bằng nhau.

Dẫu vậy, số 7 lại không trùng khớp với Dương lịch, hoặc thậm chí là tháng, thế nên, nó đã tạo ra một vài mâu thuẫn.

Tuy nhiên, Babylon lại là một nền văn hóa thống trị ở khu vực Cận Đông, đặc biệt là vào thế kỷ thứ 6 và 7 trước Công Nguyên, hiển nhiên, điều này cũng như nhiều quan niệm về thời gian khác của họ – chẳng hạn như 1 giờ bằng 60 phút – được áp dụng và vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

Khi nghiên cứu chu kỳ Mặt trăng, người Babylon nhận thấy rằng, cứ khoảng 7 ngày, Mặt trăng lại thay đổi pha, từ đó nảy ra ý tưởng về một tuần có 7 ngày.

Ngoài ra, 7 còn được coi là con số thần bí liên quan đến 7 thiên thể: Mặt trăng, Trái đất và 5 hành tinh (tượng trưng cho ngũ hành).

Số 7 cũng rất linh thiêng với người Do Thái khi ngày thứ 7 là để nghỉ ngơi và thờ phụng.

Quan niệm 1 tuần 7 ngày được áp dụng khắp vùng Cận Đông. Nó được người Do Thái, những người nô lệ bị giam cầm trong đỉnh cao quyền lực của nền văn minh Babylon, chấp nhận. Các nền văn hóa khác ở những khu vực xung quanh cũng dần áp dụng quan niệm 1 tuần 7 ngày này, bao gồm cả Đế chế Ba Tư và Hy Lạp.


Hoàng đế La Mã Constantine đã chính thức hóa một tuần 7 ngày vào năm 321 sau Công Nguyên.

Nhiều thế kỷ sau, khi Alexander Đại Đế bắt đầu truyền bá văn hóa Hy Lạp trên khắp vùng Cận Đông đến Ấn Độ, khái niệm 7 ngày trong 1 tuần cũng dần được lan rộng ra. Các học giả tin rằng rằng, chính Ấn Độ sau đó đã đưa khái niệm 1 tuần 7 ngày đến với Trung Quốc.

Sau nhiều cuộc chinh phạt của người La Mã dưới sự dẫn dắt của Alexander Đại Đế, cuối cùng, họ cũng đã chuyển sang quan niệm 1 tuần 7 ngày.

Cuối cùng, vào năm 321 sau Công nguyên, hoàng đế La Mã Constantine đã chính thức hóa một tuần 7 ngày và đặt tên các ngày trong tuần theo những vị thần La Mã như thứ Bảy (Saturday) đặt theo thần Saturn, thứ Năm (Thursday) đặt theo thần Sấm (Thor), hay thứ Sáu (Friday) đặt theo nữ thần Freya…

Cuối cùng, một tuần 7 ngày được chuẩn hóa và thông qua trên toàn thế giới.

Bánh su sê hay bánh phu thê?

Trong lễ cưới có nhiều lễ vật, nhưng không thể thiếu bánh "Su sê", nguyên xưa là bánh "Phu thê", một số địa phương nói chệch thành bánh "Su sê"....

Sài Gòn ngày mưa cứ ngỡ thu đang về

Không vồn vã vội đến nhanh đi như cái cách mà người ta vẫn thường nhớ về những cơn mưa bóng mây ở Sài Gòn. Thành phố phương Nam sắp...

Sông trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt có nhiều chữ để chỉ dòng nước chảy giữa đôi bờ từ nguồn, nhập vào một dòng nước lớn hơn, hoặc chảy đến vào một hồ nước...

Xe lam, Xe của kỷ niệm

Khoảng những năm 1966-1967, chính phủ đã tiến hành một chương trình mang tên “Hữu sản hóa” nhằm cung cấp phương tiện hành nghề chuyên chở công cộng cho những...

‘Nước cờ Tam Điệp’ trong cuộc chiến chống quân Thanh của Ngô Thì Nhậm

Năm 1789, Hoàng đế Quang Trung chỉ mấy ngày đã diệt 29 vạn quân Thanh nhưng ít người biết thắng lợi này có tiền đề từ “nước cờ Tam Điệp”...

Văn minh làng quê Việt Nam

Với nền kinh tế nông nghiệp, đời sống đầu tiên của Việt tộc khởi đi từ nếp sinh hoạt của làng, vì làng là cơ cấu văn hóa của nếp...

Cung Trầm Tưởng và những bản Tình ca Paris

Khoảng đầu thập niên 1960 của thế kỷ trước, trên văn đàn miền Nam xuất hiện tên tuổi của một nhà thơ trẻ với các bài thơ tình mà bối...

Tại sao Ông Táo lại không mặc quần

Truyền thuyết kể lại rằng ông Táo ở truồng không mặc quần. Ông Táo chỉ đội mũ, đi hia không mặc quần như thấy qua câu thơ của một nhà văn:...

Quyền được tôn trọng dù học “dốt”

Trong xã hội Việt Nam, xưa nay đi học thường chỉ có người học giỏi được khen ngợi, vinh danh. Học sinh nào không may học kem kém một chút...

Con Nghê – Linh vật thuần tính Việt

Hai linh vật đặc thù của văn hóa Việt Nam là chim Hạc và con Nghê, thế nhưng trong khoảng hai trăm năm gần đây, ta thường thấy rồng và...

Tân Định và DaKao những ngày xưa cũ

Cho đến bây giờ, dù đã xa Tân Định và Đa Kao nhiều năm, nhưng trong tôi hai cái tên Tân Định và Đa Kao lúc nào cũng là một...

Mối thù của nhà Tây Sơn và vua Gia Long

Lời người viết: Mùa Vu lan năm Canh dần 2010, tự nhiên tôi nhận được nhiều email của thân hữu gởi đến – có ngày nhận hai ba cái –...

Exit mobile version