Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao nên thuê phòng khách sạn từ tầng 3 đến tầng 6

Các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh gợi ý cho du khách về nơi ở dễ dàng di chuyển và ít bị kẻ lạ đột nhập.

Khách du lịch luôn là “miếng mồi ngon” cho những tên trộm tại các địa điểm nổi tiếng trên thế giới. Nhiều người cảnh giác nhưng vẫn xui xẻo gặp phải sự cố mất trộm đồ trong các chuyến đi.

Trang Buzzfeed mới đây thống kê ý kiến của các du khách dày dặn kinh nghiệm về bí kíp bảo vệ bản thân, đồ đạc.

Theo đó, các chuyên gia an ninh gợi ý du khách nên chọn ở tầng 3 đến 6 trong các khách sạn. Đây là vị trí bạn có thể dễ dàng di chuyển, lên xuống, cứu hộ thuận tiện nếu xảy ra hỏa hoạn. Bên cạnh đó, đây cũng là vị trí rất dễ phát hiện nếu có người lạ xuất hiện. Những tên trộm thường thích đột nhập vào các tầng thấp hoặc cao hơn. Đó là những vị trí dễ tiếp cận, ít nhân viên quan sát, lưu tâm hơn.

Bên cạnh đó, mỗi khi nhận phòng, bạn cũng nên kiểm tra lại cửa ra vào và cửa sổ. Cửa sổ cần có khóa chắc chắn vì đây là lối mà trộm hay trèo vào nhất.

Phần lớn vụ mất đồ diễn ra khi khách không trong phòng. Do đó, bạn có thể đánh lạc hướng những tên trộm bằng cách treo bên ngoài cửa ra vào tấm biển “Không làm phiền”, bật tivi mỗi khi vắng mặt. Hành động này khiến kẻ gian nghĩ rằng vẫn có người ở trong phòng và chúng sẽ bỏ qua chỗ của bạn.

Nhiều người cũng khuyên rằng bạn không nên để đồ đắt tiền trong két sắt khách sạn, vì nhiều nơi vẫn sử dụng mật mã ban đầu của nhà sản xuất. Những tên trộm chỉ cần biết nhãn hiệu của loại két là có thể truy ra con số mở khóa. Nếu muốn dùng két sắt, bạn nên đổi mật khẩu.

Theo VnExpress

Chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp ở miền Nam trước 1975

Bài viết sưu khảo này dựa vào những nhận thức và kinh nghiệm của người viết sinh ra trong thập kỷ 1940s thừa hưởng môt nền giáo dục khai phóng...

Đời đá vàng – bản nhạc đời người

Dưới đây là một phần của một bài viết có tựa đề "Đời đá vàng - và bước chân người tu sĩ” của tác giả Hoàng Phương Anh, để phù...

Cái đòn gánh

Trong thơ thì có: “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” (Ca dao), trong nhạc thì có “Gánh, gánh, gánh… Gánh lúa về…” (Gánh Lúa – Phạm Duy và...

Chuyện Tình Vùng U Minh Nam Bộ Quê Tôi

Phần I Vùng U Minh Bài Thơ, Nhạc Về Rừng U Minh Trước khi vào bài, mời các bạn đọc bài thơ và nghe bài nhạc phổ bài thơ này....

Kiến trúc tòa nhà Hỏa xa hơn 100 tuổi

Tòa nhà Hỏa xa mang kiến trúc Pháp với hai lầu mái ngói đỏ, là công trình có giá trị lịch sử của thành phố và ngành đường sắt. Trụ...

Đom đóm vào nhà

Trời đã lập Thu mà nắng vẫn còn gay gắt. Những đợt gió Tây Nam thổi rạc mặt người. Mùa Hạ ngỡ đã lặn vào trong hoa trái để hiến...

Quốc Học 100 năm

Tại cố đô Huế, 10-2016, trường THPT chuyên Quốc Học hân hoan kỷ niệm 120 năm thành lập. Trân trọng mời quý độc giả gần xa đọc lại Quốc Học...

Chốn cũ đường xưa

Hồi trước, ở Sài gòn, cánh đây lâu lắm, tròm trèm nửa thế kỷ lận nhen. Tất cả cái loại xe hơi, hai đèn trước, đều phải có “mắt mèo”...

Ngắm nhan sắc Hoàng hậu Nam Phương qua ảnh

Hoàng hậu Nam Phương (1914 – 1963) tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, là vị hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Lúc sinh...

7 cách bố thí không tốn một đồng nhưng mang lại phước đức cả đời

Bố thí là đem vật chất như của cải tiền bạc của mình hiến dâng chia tặng cho người, hoặc đem trí tuệ như giảng nói các điều hay lẽ...

Họ Lý trong dòng lịch sử Việt Nam

Từ gương đồng họ Lý ở Giao châu Họ Lý được coi như một trong số ít dòng họ xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Việt Nam. Bằng chứng...

Cuộc chiến giữa Kinh Thánh và Kinh Koran

Kinh Thánh và Kinh Koran sẽ tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc tới các sự kiện của loài người, cả các sự kiện tốt lẫn các sự kiện xấu. Tín...

Exit mobile version