Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao ngủ trong ô tô dễ chết người?

Các chuyên gia cho rằng trong vòng chưa đầy một giờ, người ta có thể chết vì ngộ độc khí carbon monoxide (CO) trong ô tô.

Nhiều người có thói quen ngủ trưa hoặc tranh thủ đánh giấc ngắn trong ô tô. Theo Gulfnews, Tổng cục An ninh Hình sự Công an Dubai khuyến cáo đây là thói quen vô cùng nguy hiểm. Khí carbon monoxide (CO) tích tụ trong xe có thể khiến bạn ngạt thở chỉ trong vòng chưa đầy một giờ.

Tiến sĩ Babu Shershad, Trung tâm Y tế đầu tiên ở Dubai cho biết, khi đóng cửa ô tô để ngủ bên trong, mức oxy (O2) bên trong xe sẽ giảm. Ngược lại, sự tích tụ khí carbon monoxide (CO) do rò rỉ khí thải sẽ tăng lên. Đây là một khí rất độc với máu. Gia tăng nồng độ CO trong xe sẽ làm giảm lượng O2 đi vào máu, dẫn đến cơ thể bị sốc hoặc có thể đột ngột tử vong.

Ngủ trong không gian kín làm cơ thể giảm mức độ oxy, nguy cơ cao dẫn đến ngạt thở.
Ngủ trong không gian kín làm cơ thể giảm mức độ oxy, nguy cơ cao dẫn đến ngạt thở. (Ảnh: Cheap Car Insurance)

“Ngay cả trường hợp chiếc xe ô tô trang bị hệ thống lưu thông khí (AC) hoạt động tốt, con người ngủ trong không gian khép kín vẫn có thể bị nguy hiểm”, tiến sĩ Shershad nhấn mạnh. “Thở trong một không gian kín kể cả khi không khí lưu thông vào ra xe là không đủ. Không khí có khả năng bị mắc kẹt trong quá trình lưu thông, làm tăng mức độ carbon monoxide và giảm mức độ oxy”. Tùy từng tính năng cơ học của xe mà lượng khí thải CO sẽ khác nhau, làm người ngủ trong xe ngạt thở nhanh hoặc chậm.

Quan niệm sai lầm phổ biến của nhiều người là mở cửa sổ xe để thông gió khi ngủ. Tiến sĩ Shershad cho biết: “Ngay cả khi mở cửa sổ, CO vẫn tích tụ ở mức thấp hơn làm giảm lượng oxy trong máu, khiến người trong xe mất chất lỏng và nước cơ thể sau một thời gian”. Sự mất nước của cơ thể giống như một miếng vải ướt bị khô khi để trong xe hơi.

Nhiều người thắc mắc, khác biệt nào giữa việc lái ô tô hàng giờ khi xe đóng kín cửa và khi con người ngủ trong xe?

Tiến sĩ Shershad cho biết, khi lái xe trong thời gian dài, bạn nhận thức được nhiệt độ trong xe cũng như bất kỳ rò rỉ khí nào có thể xảy ra để điều hòa cơ thể. Mọi người sẽ có xu hướng tìm đến cửa sổ nếu bắt đầu cảm thấy ngột ngạt hoặc cần bầu không khí trong lành. Ngược lại, ngủ bên trong xe hơi, bạn không thể nhận thức được nhiệt độ, do đó cơ thể dễ bị tích tụ nhiệt và khí CO.

Các chuyên gia khuyến cáo mọi người tránh ngủ trong xe hơi, trừ khi trường hợp khẩn cấp. Zubair Sharif, cố vấn dịch vụ tại nhà để xe Max, khuyên mọi người nên kiểm tra tính năng điều hòa không khí (AC) của xe sau mỗi 6 tháng. AC bị rò rỉ sẽ không làm mát đúng cách hoặc mất thời gian lâu hơn để bắt đầu làm mát. Tình trạng này cảnh báo nguy cơ hệ thống làm mát sẽ bắt đầu hoặc dừng lại một cách ngẫu nhiên, làm cho nhiệt độ tăng đột biến gấp hai hoặc ba lần nhiệt độ môi trường xung quanh, nguy hại cho sức khỏe.

Lưu ý gì khi ngủ trong xe ô tô?

Khi các tài xế đường dài quá mệt mỏi, thiếu ngủ, việc ngủ trong xe hơi là tình huống bất khả kháng khi không thể tìm được chỗ nghỉ phù hợp. Trong trường hợp đó, bạn cần chọn chỗ đỗ xe thoáng đãng, không khí lưu thông tốt.


Khi ngủ trong xe ô tô, tài xế nhất định phải khóa cửa và hạ cửa kính bên xuống khoảng 1 – 1,5cm để đảm bảo sự lưu thông không khí.

Đặc biệt tránh đỗ xe ở nơi không gian chật hẹp, thiếu không khí như gara kín gió, hầm để xe và ngủ. Trong trường hợp này, dù có mở hết cửa xe bạn vẫn có thể bị thiếu oxy hay ngộ độc khí CO vì khí thải từ động cơ xe.

Khi ngủ trong xe ô tô, tài xế cần bật điều hòa, chọn chế độ lấy gió ngoài tự động, điều chỉnh hướng gió điều hòa để tránh gió lạnh phả thẳng vào mặt dễ dẫn đến cảm lạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Điều quan trọng nhất là tài xế nhất định phải khóa cửa và hạ cửa kính bên xuống khoảng 1 – 1,5cm để đảm bảo sự lưu thông không khí mà không làm ảnh hưởng tới việc làm mát của hệ thống điều hòa. Điều này giúp tránh rủi ro khi động cơ tắt máy đột ngột, điều hòa trong xe gặp sự cố và chống trộm khi chủ xe ngủ say.

Các tài xế không nên ngủ trong xe quá lâu. Tốt nhất, bạn nên đặt báo thức sau mỗi giờ để tránh tình trạng ngủ quên và dễ dàng ứng phó khi có sự cố xảy ra. Ngủ trong xe ô tô chưa bao giờ là an toàn, hãy cẩn trọng để bảo vệ tính mạng của chính mình.

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 2 – Thí Sinh

Không phải bất cứ ai biết chữ, học đủ Tư Thư, Ngũ Kinh, "Bách gia chư tử" là được tự do dự thi Hương. Muốn đi thi phải có đủ điều kiện....

Nền giáo dục đóng gạch và những đứa trẻ không đổ vừa khuôn

Bạn sẽ dễ dàng nhận ra chúng trong một lớp học, hoặc trong một sân chơi. Những đứa trẻ không đổ vừa khuôn thường ngồi một mình một góc, chơi...

Ngôi mộ bằng đá cẩm thạch tuyệt đẹp ở Sài Gòn

Bên cạnh những nét độc đáo về kiến trúc, ngôi mộ cổ còn là một di tích lịch sử quan trọng.   Ngôi mộ cổ nằm cách ngã tư Thoại Ngọc Hầu...

Tần kiếm – Trí tuệ vượt bậc của người xưa!

Kiếm đồng được sử dụng phổ biến vào thời Tiền Tần. Vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc, kỹ thuật đúc kiếm cổ đại đã đạt đến đỉnh cao. Thanh...

Giai thoại về miếng thịt sống trong bát cơm cuối của tử tù Trung Quốc thời xưa

Có nhiều giai thoại liên quan đến việc hành hình tử tù Trung Quốc thời xưa như trong bữa cơm cuối cùng của họ thường có một miếng thịt sống...

Tản mạn về phở Sài Gòn

Phở là một đặc sản của miền Bắc, người ta cho rằng nó chỉ mới xuất hiện ở Sài Gòn vào những năm 1951-1952, cùng một thời gian với hai...

Trang phục Miền Nam năm 1935

Các hình vẽ của chuyên khảo trang phục người An Nam ở Miền Nam năm 1935 (Monographie dessinée de Indochine Cochinchine (năm 1935) Tome 2) Bộ Chuyên khảo bằng tranh...

Cuộc đời thăng trầm và cuối đời nghèo khó của những nhạc sĩ nhạc vàng

Những nhạc sĩ góp phần làm nên nhiều tác phẩm ấn tượng của dòng nhạc này, không hiếm người phải trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của cuộc đời....

Vương cung Thánh đường Sở Kiện Nhà thờ lâu đời nhất Hà Nam

Dù là một tiểu Vương cung thánh đường mới được sắc phong năm 2010, nhưng Thánh đường Sở Kiện (hay còn gọi là) Nhà thờ Kẻ Sở là điểm đến...

Cuba nghèo vì Fidel Castro hay vì Mỹ?

Để đánh giá một cách khách quan di sản của Castro, sự phát triển của Cuba và những cải cách ngày nay, chúng ta không thể vờ như sự phong...

Tôi Đưa Em Sang Sông là của ai sáng tác?

“Ai là tác giả của nhạc phẩm Tôi đưa em sang sông” là vấn đề được bàn thảo khá rộng rãi trong vài năm qua. Người viết bài này có...

5 loại vũ khí đáng sợ nhất trong Thế chiến I

Một số vũ khí nguy hiểm đến mức khiến nhiều khu vực trở thành vùng đất chết và bị cấm sử dụng trong các cuộc chiến tranh sau này. Súng...

Exit mobile version