Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao người Do Thái được coi là dân tộc thông minh nhất thế giới?

Từ ngàn xưa, người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra tiền bạc và của cải, lại không bị cướp đoạt được.

Trong lịch sử, người Do Thái được biết đến là một sắc tộc có nguồn gốc từ Israel. Dù hiện nay người Do Thái sống rải rác tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng chỉ có Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới, người dân đa phần là người Do Thái và quốc đạo là đạo Do Thái.

Dân số người gốc Do Thái trên thế giới hiện nay vào khoảng gần 13,8 triệu người (khoảng hơn 0,19% dân số thế giới – số liệu năm 2013), tức là cứ khoảng 517 người thì có 1 người Do Thái.

Thế nhưng, vào khoảng giữa thế kỷ 19, 1/4 các nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, và tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel rơi vào tay người Do Thái. Như vậy, có đến 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài người chỉ do 0,19% dân số đảm nhiệm.

Những tên tuổi lớn của thế kỷ 20 có thể kể đến như bộ óc thế kỷ Albert Einstein, Karl Marx, Sigmund Freud, Otto Frisch… đều là người Do Thái.

Vậy tại sao các thế hệ người Do Thái lại có được trí tuệ như vậy (chỉ số IQ trung bình của người Do Thái là 110 so với chỉ số trung bình 100 của thế giới)? Trong cuốn “Bí mật người Do Thái dạy con làm giàu” có đưa ra lời giải thích cụ thể cho vấn đề này.

Vai trò của bà mẹ Do Thái

Bà mẹ Do Thái dạy con từ khi mang thai. Các bà mẹ thường nghe nhạc, chơi đàn, hát và… làm toán cho đến khi sinh con ra. Các thai phụ làm vậy vì tin rằng cách đó sẽ làm đứa bé sau này trở nên thông minh.

Người mẹ chọn ăn hạnh nhân, chà là, uống dầu cá và ăn cá nhưng tránh ăn đầu cá vì tin rằng tất cả điều đó sẽ giúp cho con trở nên thông thái.

Từ lúc còn ẵm ngửa đứa bé, bà mẹ đã tạo cho con thói quen thích sách bằng cách dùng mẹo nhỏ vài giọt mật lên cuốn sách và cho bé liếm. Khi đó, trong nhận thức non nớt của đứa trẻ, sách là cái gì đó rất ngọt ngào, hấp dẫn.

Ủy ban công nghiệp thành phố New York (Mỹ) có cuộc điều tra nguồn nhân lực vào năm 1950 và nhận thấy có sự khác biệt lớn về việc đi làm công nhân giữa phụ nữ Ý với phụ nữ Do Thái.

Phụ nữ Italia thường phải đi làm và còn bắt con nghỉ học để đi làm phụ cha mẹ, các bà mẹ Do Thái thì ngược lại.

Dù kinh tế khó khăn, họ vẫn ở nhà để nuôi dạy con, dồn hết trách nhiệm kiếm sống cho chồng – người ban ngày đi làm nhưng tối về có nghĩa vụ học và dạy cho con học.

Nhờ sự chăm sóc, động viên của cha mẹ mà học sinh Do Thái nổi tiếng trong trường về thành tích học tập và tính chuyên cần, khác hẳn với học sinh nhiều dân tộc khác.

Vào năm 1954, hệ thống trường công của thành phố New York thống kê được 28 học sinh có chỉ số IQ cực cao lên tới 170 điểm, thì trong đó 24 là học sinh Do Thái.

Ngoài ra, những người này còn quan niệm điểm không quan trọng bằng cách học, mà đã học thì phải hỏi. Chính vì vậy, học sinh Do Thái được khuyến khích đặt thật nhiều câu hỏi cho giáo viên.

Cũng theo các nhà khoa học Do Thái, sự rung động của âm nhạc sẽ kích thích bộ não và đó là lý do vì sao có rất nhiều thiên tài người Do Thái…

Hệ thống giáo dục phổ thông

Từ lớp 1 đến lớp 6, những môn học ưu tiên trẻ em gồm kinh doanh, toán học, khoa học.

Tất cả trẻ Do Thái đều tham gia vào các môn thể thao như bắn cung, bắn súng, chạy bộ vì họ tin rằng bắn cung và bắn súng sẽ rèn luyện cho bộ não trở nên tập trung vào cách quyết định và sự chính xác.

Ở trường trung học, học sinh sẽ giảm dần việc học khoa học mà sẽ học cách tạo ra sản phẩm, đi sâu vào những kiểu bài tập thực tế như vậy.

Dù một số dự án/bài tập có vẻ nực cười và vô dụng, nhưng tất cả đều đòi hỏi sự tập trung nghiêm túc đặc biệt nếu đó là những môn thuộc về vũ khí, y học, kỹ sư, ý tưởng sẽ được giới thiệu lên các viện khoa học hoặc trường đại học.

Khoa kinh doanh cũng được chú trọng ưu tiên. Trong năm cuối ở trường đại học, sinh viên sẽ được giao một dự án và thực hành. Họ sẽ hoàn thành nếu nhóm của họ (khoảng 10 người/nhóm) có thể tạo ra lợi nhuận 1 triệu USD.

Đừng ngạc nhiên, đây là thực tế và đó là lý do vì sao một nửa hoạt động kinh doanh trên thế giới là của người Do Thái. Xã hội Do Thái từ rất sớm đã coi trọng việc xóa mù chữ, sách và người có học thức.

Dân tộc Do Thái là dân tộc đầu tiên trên thế giới – từ năm 64 đầu Công nguyên – mà nhà thờ quy định tất cả nam giới phải biết đọc viết và tính toán; sang thế kỷ thứ 2 thì bắt buộc mọi đàn ông phải có nghĩa vụ dạy con trai mình đọc, viết, tính toán.

Như vậy họ đã thực hiện phổ cập giáo dục cho nam giới trước các dân tộc khác mười mấy thế kỷ.

Israel cũng là nước đứng đầu thế giới về dân số từ 14 tuổi đọc sách, đứng đầu về số đầu sách xuất bản theo đầu dân. Không một người Do Thái thành đạt nào lại không tranh thủ thời gian để đọc, để học, để làm giàu hiểu biết.

Như vậy, từ ngàn xưa người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được. Và đây nhân tố quan trọng giúp người Do Thái đạt được trí thông minh vượt bậc so với phần còn lại của thế giới.

Theo TRÍ THỨC TRẺ

Đánh cọp Gò Quao

Non trăm năm về trước, làn sóng người Việt từ Cần Thơ, Vĩnh Long đổ xuống Rạch Giá, Cà Mau để khai khẩn đất hoang. Họ đã gặp những trở...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 14

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Tạ ơn tiếng hát khai tâm – Thái Thanh

Trong những món quà mà tạo hoá đã ban tặng riêng cho người Việt, thật không thể không nghĩ đến tiếng hát Thái Thanh. Gần một thế kỷ của đời...

Nước mắm trong lịch sử và văn hóa của người Việt

Nước mắm không chỉ được ghi nhận trong thư tịch cổ Việt Nam mà còn được phản ánh trong các hồi ký, nhật ký của những người phương Tây từng...

Về trang phục của phụ nữ Việt Nam thời hiện đại

Trang phục được hiểu là đồ che phủ hoặc quần áo, các đồ phụ trang cho thân thể con người. Ngoài những chức năng cơ bản như giữ ấm, bảo...

Thành đạt không đủ để mừng, nghèo khó không đáng để lo

“Thái căn đàm” là một cuốn sách chứa đựng những kinh nghiệm tu dưỡng, làm người, đối nhân xử thế của cổ nhân, ẩn chứa trí tuệ cao thâm sâu...

Thao thức tiếng xích lô máy Sài Gòn xưa

Trước năm 1975, tụi con nít Sài Gòn rất thích đi xe xích lô máy, một phần vì lạ, phần nữa là ngồi xe xích lô máy có chút mạo hiểm....

Sài Gòn – Chợ Lớn thế kỷ 19 qua ống kính Emile Gsell

Dinh toàn quyền khi vừa xây xong, chân dung các nghệ sĩ tuồng, trò chơi của trẻ em bốc vác… là những hình ảnh qúy giá về Sài Gòn những...

Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng tại sao?

Con so là con sinh đầu lòng, con rạ là những đứa con sinh sau. Nếu nuôi được cả thì con so là trưởng, con rạ là thứ. Phong tục...

Có 16 hay 18 vị La Hán?

Mục Chuyện Đông chuyện Tây trên Kiến thức ngày nay, số 105 đã khẳng định là chỉ có 16 vị La Hán. Nhưng gần đây, Nhà xuất bản Đồng Nai...

Sài Gòn báo xưa và văn hóa xích lô “xuống xe qua cầu”

“EM ƠI SÀI GÒN… BÁO”! Ba mẹ tôi có mua căn nhà nhỏ trong hẻm trên đường Phạm Đình Hổ (quận 6) cho mấy anh chị lớn ở đi học,...

Tổng kho Long Bình – căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Việt Nam

Với diện tích 24 km2 và “dân số” 60.000 người, tổng kho Long Bình có quy mô không khác gì một thành phố của Mỹ ngay cạnh Sài Gòn thời...

Exit mobile version