Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao quả chuối lại mọc cong?

Đã bao giờ bạn thắc vì sao quả chuối lại mọc cong hướng lên trời chứ không trĩu xuống hướng mặt đất chưa? Tất cả đều có lý do hết đấy nhé.

Vì sao quả chuối lại mọc cong? Câu hỏi này tưởng chừng như đơn giản nhưng không mấy ai có thể trả lời được. Hình ảnh quả chuối cong đã quá quen thuộc, nhưng đâu mới là nguyên nhân loại quả này lại mọc cong hướng lên trời mà không phải hướng xuống đất.

Bạn có biết vì sao quả chuối lại mọc cong hướng lên trên không?

Trên thực tế, thông qua quá trình phân chia tế bào, cây chuối sẽ mọc ra búp (bắp chuối) và từ đó nảy nở thành nải chuối. Đầu tiên, búp chuối sẽ hình thành ở gần gốc cây, sau đó di chuyển từ từ ra giữa thân và hình thành búp đầy đủ ở ngọn. Búp chuối có hình chóp nhọn với trọng lượng khá nặng khiến nó bị trĩu xuống mặt đất.

Chính lúc này, các quả chuối trải qua một quá trình khá thú vị có tên “phát triển ngược so với trọng lực Trái Đất” (Negative Geotropism). Thay vì mọc trĩu xuống như những loại trái cây khác, những quả chuối mọc ra lại theo hướng ánh Mặt Trời, khiến nó bị cong tự nhiên.

Quá trình phát triển ngược so với trọng lực Trái Đất khiến quả chuối cong tự nhiên.

Nguyên nhân của hiện tượng này do từ xưa chuối là một loài thực vật hoang dã, nó phát triển ở tầng giữa của rừng, nơi đón rất ít ánh Mặt Trời. Nếu trái của cây mọc theo hướng trọng lực của Trái Đất (hay quả chuối trở nên thẳng), cây sẽ mất thăng bằng do quá nặng và sẽ bị gãy đổ.

Chuối mọc cong để đón được nhiều ánh nắng mặt trời.

Do đó, loại cây này đã phải tìm cách mọc trái theo hướng ngược trọng lực Trái Đất để giữ thăng bằng cho cây, đồng thời nhận được nhiều ánh Mặt Trời hơn. Cuối cùng, chúng ta sẽ có hình ảnh quả chuối cong như ngày nay.

Trường hợp chuối trổ ngược ở Việt Nam

Vào năm 2013, Anh Khương, trú tại số 158/14, đường Hương lộ Ngọc Hiệp, phường Ngọc Hiệp, Nha Trang đã phát hiện một buồng chuối ra hoa ngay giữa thân cây và đặc biệt hơn là hoa chuối chĩa ngược lên trời, trông rất giống búp sen. Cây chuối này được anh trồng cùng đợt với các cây chuối khác trong vườn 6 tháng trước đó.

Trường hợp hoa chuối mọc chĩa ngược lên trời, trông rất giống búp sen.

Ngoài ra, vào tháng 4/2016  tại vườnnhà anh Lữ Văn Duyên ở bản Bua, xã Châu Phong (Huyện Qùy Châu, Nghệ An) cũng phát hiện cây chuối có buồng trổ ngược lên trời. Được biết cây chuối này được trồng cùng đợt với các cây chuối khác trong vườn hơn 7 tháng trước đó.

Cung Diên Thọ – nơi cư ngụ của các Hoàng thái Hậu nhà Nguyễn

Trải qua các cuộc chiến tranh, cung Diên Thọ hầu như vẫn còn nguyên vẹn, được coi là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất còn lại tại...

Catinat – Phiên y – Tự do… Dăm hồi ức

Đường Tự Do, xưa gọi là Catinat, nay có tên là Đồng Khởi. Nhưng có lẽ không mấy ai biết người Hoa trong Chợ Lớn từng gọi đường này là...

Chiếc trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam

Trống đồng Sao Vàng thuộc loại I Heger muộn, có chiều cao 86 cm, đường kính mặt 116 cm. Hệ thống hoa văn trang trí trên trống mang những nét...

Ghi chép về một đám ma xưa

Sống dầu đèn, Chết kèn trống ( tục ngữ ). Tang ma cho người đã khuất vốn là quan trọng với người Việt cổ, nó thể hiện sự hiếu kính với ông...

Chuyện hồn ma phá án – Chạy đâu thoát khỏi số Trời?

Kẻ sát nhân đã cao chạy xa bay, cứ ngỡ “trời không biết, quỷ không hay”, nào ngờ chạy đâu cũng không thoát khỏi số trời. Vào thời nhà Đường...

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P1: Đánh Chiêm Thành

Các đời chúa Nguyễn khởi đầu từ khi Nguyễn Hoàng đến trấn thủ vùng Thuận Hóa, Quảng Nam. Phần lãnh địa của chúa Nguyễn khi đó chỉ kéo dài đến...

Trình tự hôn lễ xưa

Lễ tục Cưới gả đã có từ trước tới nay vẫn còn được mọi người trong nước và ngoài nước áp dụng. Đây là điểm nổi bật trong phong tục...

Về ‘nước Việt Thường’ trong lịch sử

1. Nước Việt Thường trong sử sách xưa và nay Trong cổ thư Trung Quốc, Thượng Thư (thế kỷ 3 TCN) là tác phẩm đầu tiên chép chuyện nước Việt...

Có hay không chế độ phong kiến ở Việt Nam?

Từ trước đến nay, có rất nhiều tác giả viết và bàn về hai chữ  Phong kiến. Họ  phân tích, đối chiếu với lịch sử để tìm cách minh định :...

Vì sao lại gọi “Anh Hai Sài Gòn”?

Vì sao lại là “Anh Hai” chứ không là “Anh Cả”? Như thế nào mới là “người Sài Gòn”? Liệu “anh Hai Sài Gòn” và “anh Hai Nam bộ” có...

Loạt ảnh về trại trẻ mồ côi Sài Gòn trước 1975

Theo ước tính có khoảng 200.000 trẻ mồ côi ở miền Nam Việt Nam năm 1968. Một phần rất lớn trong số đó có bố là lính Mỹ. Sơ Theresa...

Tên gọi của các trường Đại học ở miền Nam trước năm 1975

Nói về bậc Đại học ở Sài Gòn thì ngày xưa có Viện Đại học Sài Gòn với 8 phân khoa cho 8 trường Đại học khác nhau trong đó...

Exit mobile version