Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao tốt nhất là đừng uống cà phê trên máy bay?

Khi đi máy bay, người ta thường sẽ gọi món ăn hoặc thức uống. So với món ăn thì có nhiều sự lựa chọn cho các đồ uống hơn, bao gồm các loại nước giải khát nóng lạnh như trà, cà phê… Thế nhưng các tiếp viên hàng không tiết lộ rằng, để an toàn, tốt nhất là đừng gọi các món uống nóng như cà phê trên máy bay.

(Ảnh: commons.wikimedia.org)

Theo tờ Daily Mail, một tiếp viên hàng không có tên là Betty làm việc cho một hãng hàng không lớn của Mỹ đã nhắc nhở hành khách rằng: “Đừng uống cà phê trên máy bay”.

Đây là bởi vì nước dùng để pha cà phê trên máy bay giống với nước dùng trong nhà vệ sinh và loại nước này có thể chứa vi khuẩn E.Coli, dễ gây bệnh cho con người.

Cô Betty chia sẻ: “Mới đây chúng tôi kiểm tra vi khuẩn trong nước, nhưng không đạt tiêu chuẩn. Sau khi nhân viên bảo trì đến ấn vài cái nút thì kiểm tra mới thông qua”.

Vì vậy cô khuyên rằng: “Đừng nên uống bất cứ món nóng nào hoặc trà. Đương nhiên, nước đóng chai và nước ngọt thì không có vấn đề gì”.

Hãng hàng không EasyJet của Anh thừa nhận với tờ Daily Mail rằng nước trên máy bay dùng để pha thức uống nóng và xả nhà vệ sinh.

Người phát ngôn của hãng này nhấn mạnh rằng: “Do thiết kế của hệ thống ống nước, tuyệt đối sẽ không có bất cứ cơ hội nhiễm khuẩn chéo nào. Đối với đa số các nhà sản xuất máy bay và hãng hàng không thì đây là việc thường tình. Nước mới luôn được đưa trên máy bay mỗi ngày”.

Tuy nhiên, cô Betty không phải là người đầu tiên chỉ ra rằng nước dùng để pha thức uống trên máy bay có vấn đề.

Cơ quan Bảo vệ môi trường Quốc gia Mỹ từng thực hiện kiểm nghiệm nước của các hãng hàng không vào năm 2012, kết quả phát hiện thấy 12% mẫu được kiểm nghiệm có phản ứng dương tính với khuẩn Escherichia coli, điều này cho thấy số nước này cũng có các vi khuẩn thuộc nhóm E. Coli.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác cho việc đề nghị không nên uống cà phê trên máy bay đó là cà phê trên máy bay sẽ không ngon như ở dưới đất. Đây là bởi vì khi máy bay đang bay trên cao, áp suất thấp trong khoang hành khách sẽ khiến nước bị đun sôi ở 90 độ chứ không phải là 100 độ. Điều này sẽ khiến cà phê pha ra khá khó uống. Dù sao thì các loại trà và cà phê pha sẵn này thường không được sản xuất để pha với nước có nhiệt độ khá thấp.

Biên chung, biên khánh – hai nhạc cụ độc đáo của cung đình nhà Nguyễn

Sau thành công bước đầu của việc phục chế, biên chung và biên khánh tiếp tục được hoàn thiện và biểu diễn trong dàn nhạc ở các dịp lễ hội...

Khẩu thị tâm phi – Loại người bất hiếu, bất trung, bất nghĩa

“Khẩu thị tâm phi” nghĩa là miệng nói một đằng nhưng trong lòng lại nghĩ một nẻo, miệng và tâm không thống nhất với nhau. Là loại người bất hiếu,...

Nguồn gốc của câu “Công bằng giao dịch”

Trước đây, quả cân trên cái cân của người buôn bán có khắc bốn chữ “Công bằng giao dịch”. Người hiện đại ngày nay cũng lấy “Công bằng giao dịch”...

Hạ, Thương, Chu có thuộc lịch sử của tộc Việt không?

Các triều đại Hạ, Thương, Chu trong xuyên suốt lịch sử luôn luôn được công nhận là những triều đại khởi nguồn của người Hoa Hạ, tuy nhiên, ở Việt...

Miếu Và Miễu Ở Miền Quê

Ở miền quê, một trong nhiều nét tiêu biểu về việc cúng tế ở đình, chùa, thánh thất còn là việc cúng miếu và miễu hằng năm. Theo Việt Nam...

Ảnh chưa công bố về chiến lợi phẩm của Liên Xô trong chiến dịch Khalkhyn Gol

Chiến dịch Khalkhyn Gol năm 1939 là chiến dịch “đẫm máu” xảy ra giữa Liên Xô và Nhật, với chiến thắng trong chiến dịch này, Liên Xô đã thu được...

Tâm rộng như biển, gió mát tự tìm tới

Kỳ thực, trong cuộc sống của chúng ta không hề có nhiều khán giả như vậy, cũng không cần phải ngụy trang nhiều như vậy. Hãy sống đơn giản một...

Khéo can được vua

Vua Cảnh Công thấy con ngựa yêu của mình chết mà bắt phanh thây kẻ nuôi ngựa là đang cơn tức giận, không còn hiểu nghĩa lý, pháp luật là...

Vì sao nói “chà bá lửa”?

Chưa biết rõ khởi điểm bao giờ, hai tiếng “chà bá” đã lưu hành trong khẩu ngữ người Việt để diễn đạt cái nghĩa đã được diễn đạt bằng những...

Chùm ảnh: Chuyến du hí của người Việt ở Mỹ năm 1951

Cùng xem loạt ảnh những người Việt trong đoàn đại biểu của Quốc gia Việt Nam thuộc Liên hiệp Pháp tranh thủ vui chơi giải trí nhân dịp tham gia...

Dương Ngạn Địch – Vị tướng người Hoa từng giúp người Việt mở rộng miền Đông Nam Bộ

Dương Ngạn Địch (chữ Hán: 楊彥迪,?-1688), là một thủ lĩnh phản Thanh phục Minh, tổng binh của nhà Minh Trịnh ở Long Môn (龍門), Khâm Châu, Quảng Tây, Trung Quốc. Năm 1679, ông cùng tùy tùng đi thuyền sang thần...

Vì sao âm lịch Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau một ngày?

Tùy theo tháng trong năm mà âm lịch Việt Nam và Trung Quốc có sự chênh lệch nhau một ngày. Trong khi đó, tại Việt Nam đang tồn tại song...

Exit mobile version