Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao trên máy bay cấm hút thuốc nhưng vẫn có gạt tàn?

Chúng ta đều biết hút thuốc lá bị cấm khi đi máy bay nhưng trên máy bay nào cũng có gạt tàn thuốc lá. Vậy gạt tàn có tác dụng gì?

Nghe có vẻ điên rồ nhưng trước đây, hành khách có thể mua thuốc lá, châm lửa và hút thoải mái khi máy bay đang ở độ cao hơn 9.000m mà không ai quan tâm.

Tuy nhiên, kể từ những năm 90, người ta đã cấm hút thuốc trong tất cả các chuyến bay trên khắp thế giới, nhưng trên máy bay người ta vẫn để gạt tàn. Tại sao vậy?

Cục quản lý Hàng không Liên bang Mỹ đã lên danh sách những trang thiết bị thiết yếu trên máy bay, trong đó có cả gạt tàn thuốc lá trong toilet. Sở dĩ vẫn phải trang bị gạt tàn thuốc lá bởi nếu có ai đó cố tình hút thuốc, họ vẫn cần có chỗ để gạt tàn và vứt đầu lọc thuốc sau khi hút một cách an toàn hơn là bỏ tàn thuốc vào thùng rác, có thể gây ra cháy, nổ.

Ngoài ra, còn có quy định rằng nếu một trong những chiếc gạt tàn trên máy bay bị vỡ, ngay lập tức chúng phải được thay thế trong vòng 10 ngày (với điều kiện một nửa số gạt tàn trên máy bay vẫn còn sử dụng được, nếu không chúng phải được thay thế trong 3 ngày).

Vào năm 2009, một chuyến bay của hãng hàng không British Airways đã bị hoãn vì nhân viên chưa chuẩn bị đủ số gạt tàn trên máy bay.

Khi đó, người phát ngôn của hãng cho biết: “Đây là quy định an toàn bay, dù hút thuốc lá bị cấm trên các chuyến bay nhưng phải trang bị gạt tàn vì nếu ai đó châm 1 điếu thuốc, phải có nơi để họ dập thuốc an toàn”.

Một minh chứng rõ ràng về sự nguy hiểm của việc không có gạt tàn trên máy bay là vào năm 1973, 123 hành khách đã thiệt mạng trong chuyến bay Varig 820 từ Rio de Janeiro (Brazil) tới Paris (Pháp) do 1 đám cháy bùng lên từ điếu thuốc bị ném vào thùng rác trong toilet. Khoang máy bay đầy khói thuốc và phi công buộc phải hạ cánh khẩn cấp tại 1 cánh đồng cách thủ đô nước Pháp 15km về phía nam.

20 ngôi chùa Phật giáo tuyệt đẹp

Hiện chùa Trấn Quốc và chùa Bửu Long của Việt Nam vẫn đang giữ vị trí trong Top 20 ngôi chùa Phật giáo đẹp nhất thế giới do trang du...

Tổ nghề sân khấu là ai?

Ở sân khấu buổi trình diễn nào cũng lập bàn thờ Tổ đặng nghệ sỹ trước khi ra sân khấu thắp nhang khấn vái. Họ vái Tổ rất thành khẩn...

Phản ứng của cơ thể khi mất nước

Chuyện gì xảy ra nếu chúng ta ngừng uống nước? Chúng ta sẽ phải bán cái máy lọc nước này cho cửa hàng phế liệu. Thật không thể tin được!...

Chất giọng Huế có mấy sắc thái?

Tiếng nói - một trong những "mã khoá chính" - mở ra sắc thái văn hoá của cả một vùng đất quê hương. Đó là bằng chứng cho sự tồn...

Tục khao lão

Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ, Có rượu thì ông chống gậy ra. (Nguyễn Khuyến) Lên lão cũng phải khao. "Khao lão" không khó khăn như khao vị thứ...

Không tin vào Thần Phật sẽ có kết cục gì?

Shakespeare từng nói rằng:“Đừng phỉ báng những điều bạn không thực sự biết, nếu không tính mạng của bạn sẽ gặp trùng trùng điệp điệp những nguy hiểm”.Hãy cùng xem...

Cá mắm Xứ Huế

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một...

Tục thách cưới hay dở ra sao ?

Đã "Thách" là dở hoặc dở nhiều mà hay ít. Thời nay tôn trọng tự do luyến ái hôn nhân, luật hôn nhân trong chế độ mới đã giải phóng...

Điểm khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân

Người xưa có câu: “Gần son thì đỏ, gần mực thì đen”, nên họ rất coi trọng việc nhìn người để kết giao. Vô luận là kết giao bạn bè, tìm kiếm bạn...

Chuyện về chiếc bình vôi xưa

Theo truyền thuyết, tục ăn trầu của người Việt đã có từ thời vua Hùng Vương thứ IV, theo đó chiếc bình vôi có thể đã có mặt từ thời...

Bao la và yên ắng của Đà Nẵng năm 1991 – 1992 – Phần 1

Xe khách chạy bằng củi, làm pháo từ sách cũ, sửa xe đạp trên đường tàu… là những hình lạ về Đà Nẵng năm 1991 – 1992 của nhiếp ảnh...

Chuyện ăn uống của các vua Nguyễn

Ông cố và ông nội tôi (cụ Nguyễn Đắc Tiêu) suốt đời ở trong ban Nhạc chánh của Nam triều. Đời bác tôi (ông Ngũ Vọng), làm Thị vệ cho...

Exit mobile version