Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ý nghĩa thực sự của việc lắp gương trong thang máy

Gương trong thang máy cho phép bạn có thể thấy mình trông đẹp như thế nào, nhưng đó không phải là lý do quan trọng nhất.

Trong lần gần nhất sử dụng thang máy, bạn có bao giờ tự hỏi: “Tại sao lại có một tấm gương ở trong đây?”

Mặc dù bạn sẽ không tìm thấy gương trong tất cả mọi chiếc thang máy, nhưng dường như chúng là thiết bị rất phổ biến. Tại sao lại như vậy?

Gương là thứ khá phổ biến trong thang máy.

Chúng thường được lắp đối diện cửa ra vào.

Một số người cho rằng nó ở đó để mọi người có thể xem xét lại đầu tóc hoặc quần áo của họ, để đảm bảo rằng mình sẽ trông đẹp nhất trước khi bước vào tham dự một cuộc họp kinh doanh hay phỏng vấn quan trọng, hoặc gặp gỡ ai đó mình yêu mến.

Nhưng đối với những chiếc thang máy chỉ có một chiếc gương nhỏ hơn được gắn ở một góc của trần thang máy thì sao? Đó có phải là một loại biện pháp phòng chống tội phạm nào đó, để bạn có thể đề phòng những kẻ móc túi, kẻ dòm ngó, hoặc kẻ xấu có thể bất ngờ tấn công sau lưng bạn hay không? Hay nó chính là thứ cho phép bạn có thể nhìn thấy xung quanh các góc của thang để đảm bảo không có ai đang ẩn trốn, trước khi bước vào?

Một số thang máy chỉ có gương nhỏ ở góc.

Để tìm hiểu câu trả lời chính xác nhất, hãy tới Nhật Bản, quốc gia có nhiều công ty chế tạo thang máy nổi tiếng và có cả một hiệp hội riêng mang tên Hiệp hội Thang máy Nhật Bản. Đây cũng chính là cơ quan quản lý, có thẩm quyền chứng nhận rằng chiếc hộp kim loại sẽ mang bạn tới hầu hết các tầng trong tòa nhà nào đó đã được lắp đặt an toàn.

Trên trang web của Hiệp hội Thang máy Nhật Bản, thậm chí họ đã giải thích lý do rõ ràng cho sự tồn tại của những chiếc gương: “Gương được lắp đặt trong thang máy vì lợi ích của hành khách sử dụng xe lăn, những người có thể không xoay được xe lăn sau khi vào buồng thang và sẽ phải ra khỏi thang máy trong khi đang quay mặt về phía sau.”

Bảng bấm thang máy ở Nhật, có chữ nổi cho người khiếm thị.

Hóa ra lý do thực sự của những chiếc gương là để giúp những người ngồi trên xe lăn có thể dễ dàng hơn khi sử dụng thang máy. Bởi ngay cả khi có đủ chỗ để xoay xe lăn, có thể họ sẽ không có đủ không gian trống xung quanh để quay 180 khi những người khác ra vào. Tuy nhiên, với sự tồn tại của một chiếc gương, nó cho phép người sử dụng xe lăn di chuyển thẳng về phía sau qua cửa, sau đó quay xe lại khi họ ở trong một khu vực rộng rãi hơn. Đó cũng là lý do gương luôn được lắp đối diện cửa thang chứ không phải ở cạnh bên.

Thang bên trái có nút bấm thấp hơn, để những người ngồi xe lăn cũng có thể với tới.

Tất nhiên, những người ngồi trên xe lăn không có nghĩa vụ chỉ được sử dụng nút gọi thang máy dành cho người khuyết tật ở bên trái. Luật pháp ở nhiều quốc gia, như Nhật Bản, hiện yêu cầu các tòa nhà công vụ của chính phủ phải có gương trong tất cả thang máy và một số địa phương cũng có quy định tương tự đối với một số loại tòa nhà nhất định.

Vì vậy, hãy cứ thoải mái soi mình trong gương vào lần tới khi bạn bước vào trong thang máy. Nhưng, hãy để ý rằng bạn không chặn tầm nhìn đối với những người thật sự cần sử dụng nó đang ở cạnh mình.

Tham khảo Soranews24

Mẹ nói dối…

Nhà tôi rất nghèo. Nhà nghèo nên cái gì mẹ cũng mang đi bán. Từ mấy ngọn rau ngót, rau mùng tơi đến quả chuối, quả hồng, quả bưởi hay...

Thói bạo lực của người Việt

Một lần, nhìn thấy hình ảnh mông một em bé mười hai tuổi bị bầm tím sưng vù vì bị một người lớn có chức vụ – công an xã...

Tế Công điên điên khùng khùng thực ra chính là Chân Phật hạ thế

Bên trong Đại Hùng Bảo Điện ở rừng Đàn Hương, núi Cửu Hoa có một bức tượng rất đặc biệt, đó là tượng “hoà thượng điên” Tế Công trong dáng...

Ông Táo lên chầu Trời

Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia...

So sánh giữa bom Nguyên tử và bom Hạt nhân

Bom Nguyên tử - atomic bomb, sau đó là bom Hạt nhân- nuclear bomb, bắt đầu được nghiên cứu và chế tạo vào cuối Thế Chiến thứ Hai, nhằm tạo...

Gọi là bánh hay là mứt đều được !

Nói đến bánh mứt Huế là nói đến cả kho tàng văn hóa ẩm thực ở đất Cố đô. Có quá nhiều loại bánh mứt được chế biến từ bàn...

Thành Nam – Trọng trấn của cả nước ở Nam Định

Đến đầu thế kỷ 19, Sơn Nam Hạ vẫn là một trong những trọng trấn của cả nước. Năm 1822, trấn Sơn Nam Hạ đổi thành trấn Nam Định. Năm...

Mạc Đĩnh Chi (1286-1350) vài truyền thuyết

Mạc Đĩnh Chi (1286-1350) (1) tự là Tiết Phu, người huyện Chí Linh, tỉnh Hải Duơng, nổi tiềng học vấn uyên thâm, có tài ứng đối mẫn tiệp nhưng người thấp bé,...

Nhớ về Thương xá TAX !

Thương xá Tax có một lịch sử lâu đời và được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 19, là một phần của Sài Gòn xưa hoa lệ....

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 4/9 – Xác định vị trí

Có cả thảy mấy vị trí mang tên “Sài Gòn” và tùy thời đại xoay hướng đổi chỗ như thế nào? 1. Prei Nokor,Sài Gòn của Cổ Cao Miên, trước...

Hồi nhỏ sợ Ông Kẹ , ổng là ai?

Hễ đứa trẻ nào không ngoan, khóc nhè hoài là bị dọa : “Ông Kẹ tới …. bắt bỏ bỏ dzô nồi nước sôi !” ….. Trẻ nhỏ Saigon mà...

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Thất Tịch

Hằng năm, vào ngày 7 tháng 7 chính là lễ tình nhân hay còn được gọi là lễ Thất Tịch theo người phương Đông. Vậy,lễ Thất Tịch là gì, nguồn...

Exit mobile version