Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Âm và chữ “trát” 鍘

Trong phim “Bao Thanh Thiên”, khi đến phần xử trảm các phạm nhân, có các loại bàn xắt thuốc, xắt cây có mang hình đầu rồng, đầu cọp và đầu chó (long đầu, hổ đầu và cẩu đầu) mà theo chữ Hán là 鍘 (zhá). Khi thuyết minh thì chữ này thường được dịch là “đao”, “trảm”. Vậy chữ 鍘 (zhá) này đọc theo âm Hán Việt như thế nào mà trong một số từ điển Hán Việt tôi không tìm thấy? Một số bạn bè của tôi cũng thắc mắc như tôi và mong được giải đáp.

Hán-Việt tân từ-điển của Nguyễn Quốc Hùng đã ghi nhận âm trát cho chữ 鍘 và giảng như sau: “Cái liềm cắt cỏ. Ta có người đọc trắc”. Âm của chữ này đúng là trát nhưng nghĩa của nó thực ra không phải là “cái liềm cắt cỏ” như nhà biên soạn này đã giảng. Đó là con dao xắt thuốc, xắt cây cỏ đúng như ông đã viết, một đầu thì cố định còn đầu kia thì có cán, có thể nhấc lên, đè xuống được. Vì con dao để xử trảm tội nhân cũng có hình dạng như thế nên nó cũng được gọi là trát (long đầu trát, hổ đầu trát, cẩu đầu trát: lóngtóuzhá, hutóuzhá, goutóuzhá). Chữ trát 鍘 vốn là một động từ có nghĩa là xắt thành lát mỏng hoặc khúc nhỏ, rồi có nghĩa rộng là chặt. Nó đã được kết hợp với danh từ đạo thành từ tổ danh từ trát đao để chỉ con dao xắt thuốc, từ tổ này về sau lại nói tắt thành trát với tính cách là một danh từ (để chỉ con dao đã nói).

Vậy khi Bao Công hô “kāizhá” (khai trát = mở tấm vải đậy và nhấc lưỡi dao lên) là ông dùng danh từ zhá (trát) còn khi ông ném cái thẻ về phía trước và hô “zhá” (trát, chứ không phải “trảm” = chặt, chém) là ông dùng động từ “zhá” (trát).

Cuối cùng xin nói thêm rằng xét theo từ nguyên thì chữ trát 鍘 này chỉ là một với chữ trát 札 có nghĩa là cái thẻ, là công văn, giấy tờ. Cái nghĩa gốc xa xôi của nó không phải gì khác hơn là cái lát mỏng được “trát” (= xắt) từ một vật dày hơn mà ra (Vậy lát là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 札 mà âm Hán Việt hiện đại đọc là trát).

Áo dài xưa-nay và những ngộ nhận

Họa sĩ Cát Tường có phải là cha đẻ ra chiếc áo dài hiện đại ? Năm 2006, sau khi đọc trong Thế Kỷ 21 (số 201 & 202) loạt bài khẳng...

Ý nghĩa tên gọi “khổ qua”

Chúng ta chẳng còn xa lạ gì với trái khổ qua mà ở miền Bắc gọi là “mướp đắng". Ở nhiều nơi, người ta đọc trại thành “ô qua” hay...

Tạ ơn tiếng hát khai tâm – Thái Thanh

Trong những món quà mà tạo hoá đã ban tặng riêng cho người Việt, thật không thể không nghĩ đến tiếng hát Thái Thanh. Gần một thế kỷ của đời...

Vì sao người Nhật chỉ đứng ở một bên thang cuốn?

Nếu bạn đang ở trong siêu thị, có việc rất quan trọng và vội vã đi về nhà, nhưng thang cuốn lại đông nghịt người, không cách nào di chuyển...

Xuất xứ của tục nhuộm răng và cách nhuộm răng

Tục nhuộm răng là tục cổ xưa của dân tộc Việt, có từ thời các vua Hùng với tục ăn trầu. Sứ thần của nước Văn Lang (giao chỉ) trả...

Những bến xe buýt đặc biệt của Liên Xô

Xe bus (buýt) đã có từ xa xưa đặc biệt là các nước Châu Âu. Nhà chờ, trạm chờ mỗi nước lại có những thiết kế đặc trưng cho mỗi vùng. Nhiếp...

Vì sao nói “Con gái mười hai (12) bến nước”?

Mười hai bến nước trong “phận gái 12 bến nước” là gì? Có phải chăng là 12 cương vị trong xã hội xưa của ta và Trung Quốc như: Cao...

Kiến trúc cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ nằm ở phía tây Tử Cấm Thành trong Kinh Thành Huế, phía trước cung Trường Sanhvà phía sau điện Phụng Tiên. Cung Diên Thọ được dùng làm...

Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và tự do thương mại ở Nam Bộ

Tư tưởng tự do thương mại, từ đó dẫn đến sự thịnh vượng của Sài Gòn, khởi nguồn từ tầm vóc của một con người vĩ đại: Chúa Sãi. Chúa...

Từ “Lòng Mẹ” tới đời thường của nhạc sỹ Y Vân

Về thời điểm ra đời của ca khúc “Lòng Mẹ” mà, cá nhân tôi muốn được gọi là “quốc ca của lòng từ mẫu,” đến nay, đã có tới ba...

Nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của danh xưng “Hoàng đế”

“Hoàng Đế” là danh xưng chưa từng xuất hiện trước thời Tần Thủy Hoàng. Trước khi danh xưng “Hoàng Đế” ra đời, trong lịch sử chỉ có danh xưng “Hoàng”,...

Nhà thờ Cha Tam hơn 100 tuổi phong cách ‘lai’ Á Âu ở Sài Gòn

Nhà thờ Cha Tam độc đáo bởi sự kết hợp kiến trúc Gothic Châu Âu với yếu tố văn hóa của người Hoa. Nhà thờ Cha Tam (đường Học Lạc,...

Exit mobile version