Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Âm và chữ “trát” 鍘

Trong phim “Bao Thanh Thiên”, khi đến phần xử trảm các phạm nhân, có các loại bàn xắt thuốc, xắt cây có mang hình đầu rồng, đầu cọp và đầu chó (long đầu, hổ đầu và cẩu đầu) mà theo chữ Hán là 鍘 (zhá). Khi thuyết minh thì chữ này thường được dịch là “đao”, “trảm”. Vậy chữ 鍘 (zhá) này đọc theo âm Hán Việt như thế nào mà trong một số từ điển Hán Việt tôi không tìm thấy? Một số bạn bè của tôi cũng thắc mắc như tôi và mong được giải đáp.

Hán-Việt tân từ-điển của Nguyễn Quốc Hùng đã ghi nhận âm trát cho chữ 鍘 và giảng như sau: “Cái liềm cắt cỏ. Ta có người đọc trắc”. Âm của chữ này đúng là trát nhưng nghĩa của nó thực ra không phải là “cái liềm cắt cỏ” như nhà biên soạn này đã giảng. Đó là con dao xắt thuốc, xắt cây cỏ đúng như ông đã viết, một đầu thì cố định còn đầu kia thì có cán, có thể nhấc lên, đè xuống được. Vì con dao để xử trảm tội nhân cũng có hình dạng như thế nên nó cũng được gọi là trát (long đầu trát, hổ đầu trát, cẩu đầu trát: lóngtóuzhá, hutóuzhá, goutóuzhá). Chữ trát 鍘 vốn là một động từ có nghĩa là xắt thành lát mỏng hoặc khúc nhỏ, rồi có nghĩa rộng là chặt. Nó đã được kết hợp với danh từ đạo thành từ tổ danh từ trát đao để chỉ con dao xắt thuốc, từ tổ này về sau lại nói tắt thành trát với tính cách là một danh từ (để chỉ con dao đã nói).

Vậy khi Bao Công hô “kāizhá” (khai trát = mở tấm vải đậy và nhấc lưỡi dao lên) là ông dùng danh từ zhá (trát) còn khi ông ném cái thẻ về phía trước và hô “zhá” (trát, chứ không phải “trảm” = chặt, chém) là ông dùng động từ “zhá” (trát).

Cuối cùng xin nói thêm rằng xét theo từ nguyên thì chữ trát 鍘 này chỉ là một với chữ trát 札 có nghĩa là cái thẻ, là công văn, giấy tờ. Cái nghĩa gốc xa xôi của nó không phải gì khác hơn là cái lát mỏng được “trát” (= xắt) từ một vật dày hơn mà ra (Vậy lát là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 札 mà âm Hán Việt hiện đại đọc là trát).

Nấm mộ hoang lạnh của công tử Bạc Liêu

Trái ngược với sự nổi tiếng lúc sinh thời của Công tử Bạc Liêu, nơi an nghỉ của vị thiếu gia này không được nhiều người biết đến. Mộ Công...

Kim Vân Kiều – Cuốn phim truyện đầu tiên sản xuất tại Việt Nam

Khoảng thời gian đầu thế kỷ XX, các bộ phim chiếu rạp ở Việt Nam chủ yếu nhập từ Pháp. Bắt đầu từ thập niên 1920 về sau, các đạo...

Tháp bà Nha Trang và lược sử Chiêm Thành

Nói đến Nhatrang, "phố biển hiền hòa", "miền thùy dương cát trắng", nằm cách Huế khoảng 624 cây số về phía nam và cách Sàigòn khoảng 442 cây số về...

Về tục thờ Bà Đen ở Nam Bộ

Nếu như ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, dạng thức thờ Bà Chúa Xứ ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ trong tâm thức của cộng đồng người trong khu...

Những câu châm ngôn giúp bạn tỉnh ngộ

Lâm Tắc Từ có đúc kết “10 vô ích” được người đời coi là những câu châm ngôn kinh điển nhất của ông. Không chỉ người Trung Quốc mà người...

Nghiện rượu – Người Việt đang tự giết chính mình

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của bia rượu trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, sự lạm dụng hai loại chất kích thích này có thể dẫn tới...

Nhạc Bolero – Thể Loại Dễ Nghe Nhưng Khó Hát

Ca từ giản dị, giai điệu sâu lắng khiến Bolero được nhiều người nghe và hát theo. Nhưng cách dàn hơi, nhả chữ, chuyển giọng khi biểu diễn thể loại...

Diện mạo thành Vinh một thế kỷ trước

Có lịch sử lâu đời, nhưng vì chiến tranh, thiên tai, thành phố Vinh hầu như không còn mấy di tích cũ. Qua nhiều nghiên cứu, ông Phạm Xuân Cần...

Muối ớt Tây Ninh

Kêu bằng muối ớt Tây Ninh, té ra má cô gốc Tây Ninh, lấy chồng Sài Gòn, gồm có muối, tiêu, ớt, tỏi giã nhỏ, trộn với tôm sấy khô,...

Tangerine và Mandarin

Vào chợ Mỹ, tới gian hàng hoa quả, ta thấy bày bán đủ loại cam quýt. Thường thì ta chỉ nhìn hình dạng trái cây rồi chọn mua chứ ít...

Sài Gòn – Những tên đường xưa

Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội…. luôn cả tên đường của Sài...

Nguồn gốc của Âm Lịch và Tử vi

Hầu như dân ở các nước Việt, Hàn, Nhật, và Trung quốc nơi khai sinh ra khoa lịch số, đều biết nhiều hay nghe nói về âm lịch, dù có...

Exit mobile version