Khương Tử Nha vốn là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn. 30 tuổi đã lên núi, trải qua quá trình khổ tu 40 năm. Đối với ông, phú quý tại nhân gian sớm đã xem nhẹ như mây khói…

‘Phong Thần Diễn Nghĩa’ là một tác phẩm văn học sử nổi tiếng. Khương Tử Nha là nhân vật chính trong câu chuyện xưa này nên cũng được người đời sau chú ý đến nhiều hơn. Mặc dù người đọc có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng nếu ai đó có hiểu biết về văn hóa truyền thống Trung Hoa 5000 năm sẽ hiểu được nội hàm của văn hóa Thần truyền. Đồng thời cũng có cái nhìn thấu đáo hơn về hành động câu cá thú vị của Khương Tử Nha. Hành động đó không phải để đùa cợt mà ẩn chứa bên trong là nội hàm sâu sắc của văn hóa tu luyện.

Khương Tử Nha

Khương Tử Nha

Ở đây tác giả chỉ nói lên quan điểm cá nhân của bản thân về Khương Tử Nha. Đồng thời cũng đưa ra một cái nhìn sơ lược về nội hàm tu luyện trong văn hóa truyền thống Trung Quốc .

Tại sao Khương Tử Nha lại được đi phong Thần?

Phong Thần là một sự kiện lớn, là đại sự của Thiên Thượng. Do thiên mệnh cùng vô số nhân duyên tổng hợp lại mà thành, tuyệt đối không phải chiểu theo ý thích của Thần. Sự kiện phong Thần là một việc hiếm thấy trong đời, ngàn năm khó gặp. Chương thứ 15 của ‘Phong Thần Diễn Nghĩa’ có nói rõ ràng rằng:

“Lúc này, Thành Thang đối diện với sự diệt vong. Nhà Chu hướng đến hưng thịnh, đúng thời Thần Tiên phạm giới, Nguyên Thủy phong Thần, Khương Tử Nha hưởng phúc làm tướng. Vừa gặp thời lại gặp số, không phải việc ngẫu nhiên”.

Tại đây chúng ta nên lý giải câu “Thành Thang đi đến diệt vong. Nhà Chu hướng đến hưng thịnh” như thế nào? Nếu ai đã đọc qua truyện ‘Phong Thần diễn nghĩa’ đều sẽ thấy được hành vi tàn bạo vô sỉ không thể chấp nhận được của Thương Trụ Vương. Vậy thì triều đình nhà Thương liệu có còn được phép tồn tại? Do vậy sự “diệt vong” này đến từ chính Trụ Vương. Ông Trời không cho phép một kẻ tàn ác như vậy tồn tại gây họa loạn nhân gian. Vậy là Thương Trụ Vương đã đem cơ nghiệp của tổ tiên hủy hoại trong tay mình.

Ở đây, “Thiên mệnh” và biểu hiện ở xã hội con người hoàn toàn hòa nhập. Và là một thể thống nhất. Cho nên người xưa giảng “Thiên nhân hợp nhất”, thật sự có quá nhiều nội hàm ẩn chứa bên trong. Văn hóa truyền thống Trung Hoa là nền “văn hóa nửa Thần”. Mà “nhà Chu hướng đến hưng thịnh”, Chu Văn Vương dùng đức kết nối với Trời. Trong truyện nói rất nhiều đến Chu Văn Vương nhân đức. Dĩ nhiên là ông nên làm vương thiên hạ. “Đức” là một khái niệm trọng yếu trong văn hóa truyền thống Trung Hoa. Người có “đức” lớn thì có thể “làm vua thiên hạ”. Người có ít hơn một chút thì cũng có thể như Khương Tử Nha “hưởng phúc tướng quân”. Nếu người thiếu đức thì dù có làm hoàng đế cũng sẽ khiến đất nước diệt vong.

‘Phong Thần Diễn Nghĩa’ có nhắc đến một vấn đề đó là “Thần Tiên phạm giới”. Hóa ra Thần Tiên nếu giữ mình không tốt cũng sẽ phạm giới và bị đánh rớt xuống trần gian. Trong truyện ‘Tây du ký’ cũng có nói về sự việc này. Ví dụ như Sa Tăng và Trư Bát Giới vốn là Thiên tướng trên trời, nhưng bởi phạm giới mà bị giáng trần.

Đối với việc tu Đạo thành Tiên cũng có những yêu cầu rất nghiêm khắc. Nếu không tu đắc chính quả, cuối cùng vẫn phải chuyển sinh trong lục đạo luân hồi. Trong chương 99 của ‘Phong Thần diễn nghĩa’. Khương Tử Nha được đứng đầu bảng phong Thần. Nguyên Thủy Thiên Tôn ở Ngọc Hư Cung đọc sắc lệnh phong Thần, trong đó có viết như sau:

“Hỡi ôi! Tiên phàm khác bậc, người không đạo đức khó thành. Thần quỷ riêng phần, há kẻ gian tà có thể trộm. Dẫu có luyện ra hòn đảo, chưa từng trảm lại 3 thi. Chung quy vẫn chịu kiếp số 500 năm; Nếu đến cuối cùng vẫn nhất mực mơ mơ hồ hồ, trí tuệ không siêu thoát khỏi Dương Thần, khó đoái hiện được ước hẹn tại Dao Trì 3000 năm. Cho nên mọi người dù nhìn thấy đường Đạo nhưng vẫn không thể chứng đắc quả bồ đề. Có tâm tự tu luyện nhưng tham si chưa buông, thân dẫu nhập cửa Thánh nhưng tính nóng còn khó bỏ. Cần tu bỏ hết lỗi lầm thì vận hạn mới hết và kiếp số mới đổi thay”. 

Tại sao Khương Tử Nha phải xuống núi phong Thần?

Khương Tử Nha vốn là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn, 30 tuổi đã lên núi, trải qua quá trình khổ tu 40 năm. Đối với ông, phú quý tại nhân gian sớm đã xem nhẹ như mây khói. Cơ bản ông không muốn xuống núi phong Thần (không giống như Thân Công Báo). Khương Tử Nha một lòng nghĩ đến tu Đạo thành Tiên, chỉ tiếc căn cơ còn kém, đường tu Tiên chưa thành. Chỉ có thể lấy mấy chục năm công phu tu luyện đổi lấy công danh hiển hách tại nhân gian mà thôi. Ông xuống núi cũng là do sư phụ Nguyên Thủy Thiên Tôn sắp đặt. Lý do này được giải thích rõ ràng trong hồi thứ 15 của ‘Phong Thần diễn nghĩa’.

Thiên Tôn nói: “Con từ nhỏ bạc mệnh, đạo Tiên khó thành, chỉ có thể nhận phúc tại nhân gian. Hiện nay Thành Thang sắp diệt, nhà Chu nên hưng thịnh, vậy con thay ta xuống núi ra công giúp nước. Sống làm tướng, chết làm Thần, như vậy mới không uổng công phu tu luyện mấy chục năm trời. Còn nơi này không phải là chỗ con có thể ở được lâu, nên sớm chuẩn bị xuống núi”.

Tử Nha năn nỉ: “Ðệ tử bỏ nhà lên núi, dốc lòng lánh tục tu Tiên bốn chục năm, duy nguyện bỏ đời theo đạo. Vẫn biết tu hành là khổ, muốn thành chính quả không phải một sớm một chiều. Đệ tử vẫn một lòng tình nguyện ở trên núi chịu khổ hạnh. Không dám tham luyến công danh phú quý nơi phàm trần, mong Sư Tôn thu nhận”. Thiên Tôn nói: “Duyên mệnh của con như vậy, phải làm theo Thiên ý, sao có thể thực hiện khác được đây?” Tử Nha lưu luyến không nỡ rời đi…

Từ góc độ này mà nói, trong lịch sử, một người có thể tu thành đắc đạo quả không phải chuyện dễ dàng. Cho dù các điều kiện khác đều tốt nhưng căn cơ của người đó lại có khiếm khuyết thì cũng khó thành công trong tu luyện.

Khương Tử Nha câu cá như thế nào?

Vào một ngày. Khương Tử Nha đã đi đến khu vực phía Nam Kỳ Châu cách 40 dặm. Cách huyện Quắc về phía Nam 10 dặm. Bên bờ sông Vị Thủy, ông đã vâng mệnh, ngồi câu cá bằng lưỡi câu thẳng. Không cần mồi nhử, và ngồi cách mặt nước 3 thước. Ông còn nói: “Người phụ mệnh, ngồi câu cá”. Câu này đã trở thành thành ngữ nổi tiếng: “Khương Thái Công câu cá, người nguyện mắc câu”.

Tuy nhiên, phương thức câu cá của ông không chỉ đơn giản là đùa vui. Với tâm tính người tu. Khương Tử Nha không được sát sinh nên ông đã dùng lưỡi câu thẳng và không có mồi nhử. Việc ông ngồi cách mặt nước 3 thước cũng có ý nghĩa để người bình thường nhìn thấy sự khác biệt của ông và dùng lời tốt đẹp dẫn Vương đến.

Mặc dù Khương Tử Nha được sư phụ sắp xếp xuống núi phong Thần. Nhưng việc tu Đạo vẫn là ưu tiên hàng đầu của ông. Trong truyện cũng có mô tả về tâm tính người tu của ông. Ví dụ như sau: “Sau khi kết hôn, cả ngày Tử Nha nhớ về núi Côn Lôn. Chỉ lo con đường tu Đạo không thành nên trong lòng bất an. Không có tâm trạng muốn vui vẻ với Mã Thị”. Đối với người tu luyện, nếu buông lỏng các tiêu chuẩn của mình và ham vui hưởng thụ, con đường tu đạo sẽ bị hủy ngay.

Người xưa rất tôn kính người tu Đạo

Trong xã hội cổ và cận đại, con người rất tôn kính người tu luyện. Ví dụ như trong truyện Thủy Hử, Lỗ Đề Hạt giết người. Vì tránh né hình phạt mà xuất gia làm hòa thượng. Sau đó quan phủ không đến tìm ông ta nữa. Bởi vì Lỗ Đề Hạt đã là người xuất gia, còn quan phủ chỉ quản sự việc của người bình thường. Trong chương cuối của ‘Phong Thần diễn nghĩa’. Sau khi Võ Vương lên làm bá chủ thiên hạ, ông liền thực hiện việc phân đất phong hầu. Lý Tịnh cùng bảy người tu Đạo từng lập công lao lớn nhưng lại không muốn nhận hưởng phú quý. Đã nói với Võ Vương như sau:

“Chúng thần đều là những kẻ man di vốn xuất thân từ nơi sơn cốc. Xuống núi theo lệnh của thầy để hành theo Thiên mệnh, diệt trừ họa loạn nhân gian. Nay thiên hạ đã thái bình, chúng thần nên về núi vâng mệnh Sư phụ. Vinh hoa phú quý, công danh lợi lộc nơi hồng trần không phải điều chúng thần mong muốn. Hôm nay chúng thần bái biệt Hoàng Thượng. Hy vọng bệ hạ sắc phong chúng thần được trở về núi, đây quả thực là hồng ân to lớn”. 

Nghe những lời này, Võ Vương không còn cách nào khác, buộc phải dẫn theo bá quan văn võ tiễn đưa nhóm người Lý Tịnh ra tận vùng ngoại ô phía Nam.

Lý Tịnh và nhóm người tu đạo bước tới, bái biệt và nói: “Chúng thần có tài đức gì, đâu dám phiền bệ hạ đích thân ban thưởng yến tiệc. Chúng thần xin cảm tạ bệ hạ!” Võ Vương khoát tay an ủi nói: “Hôm nay các khanh trở về núi, chính là nơi thế ngoại đào viên, trẫm cùng các khanh không còn quan hệ vua tôi. Các khanh đã quá khiêm tốn tồi…” 

Võ Vương dùng tư cách của bậc thiên tử đối đãi ngang hàng cùng nhóm người Lý Tịnh, bỏ qua quan hệ quân thần. Chi tiết này đã phản ánh chân thực xã hội truyền thống Trung Nguyên xưa. Từ vua quan đến người dân đều vô cùng tôn kính người tu Đạo.

Theo Vision Times
San San biên dịch