Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chén tạc chén thù nghĩa là gì?

Trong cuộc rượu đãi khách, trước tiên chủ nhà thường rót chén mời khách uống. Chén rượu từ tay người chủ rót để mời khách ấy gọi là chén thù. Uống xong, khách lại tự tay rót chén rượu nâng lên mời chủ để đáp lại tấm lòng thân tình, nồng thắm của người chủ dành cho mình. Chén rượu do khách rót nâng lên mời chủ ấy là chén tạc. Dân gian đã chớp lấy một chi tiết nhỏ trong cuộc tạc thù giao tiếp nhau để biểu trưng cho toàn cuộc vui với không khí thân mật, cởi mở giữa chủ và khách, giữa những người dự tiệc với nhau.

“Vợ chồng chén tạc chén thù
Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi”

(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)

Ý nghĩa của thành ngữ chén tạc chén thù thường chỉ hạn hẹp ở sự hàm chỉ việc tiếp rượu trong cuộc ăn uống vui vẻ, thân mật. Tuy nhiên, đôi lúc người Việt cũng mở rộng giới hạn này ra. Theo đó, chén tạc chén thù được dùng để chỉ sự ăn uống nhậu nhẹt nói chung, nay người này mời, mai người kia tiếp đãi lại cho tương xứng. Và, rộng hơn thế nữa, thành ngữ chén tạc chén thù còn nói lên lối sống cánh hẩu, thích bè cánh, có đi có lại giữa những con người tham lam, vụ lợi.

Người đàn ông lý tưởng một thời xưa kia, ngoài cầm (đàn hát), kỳ (đánh cờ); thi (làm thơ); họa (vẽ) thì phải biết cả tửu (uống rượu) mới là trọn vẹn. Bởi thế mà các cụ thời trước hãnh diện bảo nhau “nam vô tửu như kì vô phong (Đàn ông mà không có rượu trông vô duyên như cờ không được gió phất).

“Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu
Ngôn bất đồng tâm, bán cú đa
(Nghĩa là Uống rượu mà gặp người tri kỷ thì ngàn chén vẫn ít. Nói chuyện mà không hạp thì nửa câu cũng đã là nhiều)

Đã từ xưa rượu như một phương tiện giao tiếp giữa bạn bè, đặc biệt là giữa những người tri kỷ. Khi vui là cái cớ rủ nhau uống rượu, lúc buồn cũng mượn rượu giải sầu.

Người ta có nhiều cách uống rượu: uống nếm, uống thưởng thức, uống lấy say. Đặc biệt, uống rượu phải theo “tửu pháp” (hoặc “tửu đạo”) theo các nguyên tắc gồm:
1. Rót rượu2. Cụng ly

3. Chúc rượu

4. Uống rượu

Chén thù chén tạc thuộc về nguyên tắc đầu tiên: rót rượu. Trong cuộc rượu đãi khách, chủ thường rót mời khách uống trước, gọi là “chén thù” có nghĩa là chúc mừng. Uống xong, khách lại rót rượu để đáp lại tấm thịnh tình mà gia chủ đã dành cho mình, gọi là ” chén tạc” có nghĩa là uống đáp lại.

Điều đáng chú ý là thành ngữ chén tạc chén thù vốn là kết quả của sự tương hợp hai danh ngữ (chén tạc + chén thù) nhưng trong hoạt động ngôn ngữ thì thành ngữ này lại thường hành chức với tư cách là vị ngữ.

Thành ngữ chén tạc chén thù có một số biến thể khác là chén thù chén tạc. Ý nghĩa và cách sử dụng hai dạng thức này hoàn toàn đồng nhất.

Trong tiếng Việt, gần nghĩa với thành ngữ chén tạc chén thù là các thành ngữ chén chú chén anh, chén bác chén chú.

Vì sao Nga bán Alaska cho Mỹ với giá rẻ mạt?

Năm 1867, Nga bán vùng lãnh thổ Alaska cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD vào thời điểm mà nơi đây đã nổi danh với nhiều mỏ vàng và khoáng...

Nghi thức về TANG LỄ của người Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn.

Là một dân tộc vốn coi trọng huyết thống gia đình, thân tộc, tang lễ là một sự kiện rất quan trọng trong gia đình người Hoa, những tang phục...

Gỏi Nham Gò Công – Món ngon tiến cung

Gỏi là món ăn trong bộ tứ: Nem-Bì-Chả-Gỏi, "bốn ăn chơi", có mặt trong các bữa tiệc sang trọng của người có tiền ngày xưa. Nước mình ở đâu cũng...

Chiếc áo bà Ba, sao bà Tư bả mặc?

Người Việt ai cũng biết áo bà ba. Đặc biệt là dân Nam bộ thì ai cũng biết bởi đó gần như là trang phục hàng ngày của phụ nữ...

Nghi án lấy vua Gia Long và đầu độc hoàng đế Quang Trung của công chúa Lê Ngọc Hân

Cuộc đời của Ngọc Hân tài sắc từ lúc còn là công chúa đất Thăng Long đến khi làm Bắc cung Hoàng hậu Phú Xuân không hề bình lặng. Khi...

Sài Gòn xưa và mốt thời trang vượt thời gian

Hai trang phục xưa cũ và giản dị nhất là chiếc áo bà ba truyền thống và áo dài chiết eo trứ danh. Áo bà ba xuất hiện không nhiều...

Trang phục Miền Nam năm 1935

Các hình vẽ của chuyên khảo trang phục người An Nam ở Miền Nam năm 1935 (Monographie dessinée de Indochine Cochinchine (năm 1935) Tome 2) Bộ Chuyên khảo bằng tranh...

Lại bàn về khái niệm “Hội Quán”, “Miếu”, “Chùa” của cộng đồng người Hoa

(1) Người Hoa là một trong những tộc người hiện diện và sinh sống lâu đời trên lãnh thổ Việt Nam. Ở Sài Gòn nói riêng, cộng đồng người Hoa...

Nhớ về thời hoàng kim của ‘băng video’, ‘đầu video’

Các hàng cho thuê băng video hồi ấy có đủ mọi thể loại phim như chưởng Tàu, hành động Mỹ, tâm lý xã hội, hoa hậu áo tắm, thậm chí…...

Ba Tôi Và Đường Xưa Lối Cũ

Đường xưa lối cũ, Có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo Đường xưa lối cũ, Có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi Đường xưa lối cũ, Có tiếng...

Dạy con từ thủa bào thai

Tục ngữ Việt Nam có câu: "Dạy con từ thủa còn thơ - Dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về". ở đây chúng tôi muốn nêu: Không những dạy con...

Bốn chữ “lạnh” trong đối nhân xử thế

Trong bộ sách xử thế “Thái Căn Đàm” thời nhà Minh có câu: “Lạnh mắt nhìn người, lạnh tai nghe tiếng, lạnh tình cảm thụ, lạnh tâm suy ngẫm”. Bốn...

Exit mobile version