Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

“Chực chờ” hay là “trực chờ”

“Chực chờ” và “trực chờ”, đâu mới là cách dùng chính xác?

Trực Chờ hay Chực Chờ là cách viết đúng chuẩn chính tả tiếng Việt, giải thích ý nghĩa Chực Chờ là gì.Nếu tra từ điển, ta sẽ thấy cả hai từ này đều không được ghi nhận, do nó là một kiểu từ ghép được tạo bởi hai động từ riêng biệt, tương tự như “ăn uống”, “đi đứng”, “hò hét”… vậy. Tuy nhiên ta cũng có thể tìm ra manh mối bằng cách giải nghĩa “chực” và “trực”.

Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có giảng: “Chực: 1. Chờ sẵn để làm việc gì. Đứng chực bên đường đợi xe. 2. Ở vào thế sẵn sàng, chỉ cần một điều kiện khách quan nhỏ nào đó nữa là làm hoặc xảy ra việc được nói đến. Đường trơn, mấy lần chực ngã. 3. (Ăn uống) nhờ vào phần của người khác”.

Còn “trực” thì được tài liệu này định nghĩa như sau: Có mặt thường xuyên tại nơi và trong thời gian quy định để giải quyết những việc có thể xảy ra. Đến phiên bác sĩ A trực. Trực bên người bệnh. Ngồi trực tổng đài điện thoại… Chợt. Trực nhớ. 

Xét các nghĩa trên đây thì thấy “chực chờ” mới là hợp lý và được hiểu theo nghĩa 1, tức “chờ sẵn để làm việc gì”. Đây là một từ ghép đẳng lập mà hai tiếng có nghĩa tương đương nhau, cũng giống như “mong đợi”, “vui mừng” vậy.

Trong trường hợp của “chực chờ”, ta không thấy có sắc thái “thường xuyên” và “theo quy định”, nên ở đây không thể thay “chực” bằng “trực” được

Câu “nhàn cư vi bất thiện” xuất xứ từ đâu?

Câu “nhàn cư vi bất thiện” xuất xứ từ đâu? Có người lại bảo là “nhàn cư vi bất tiện”, có đúng không? Xuất xứ của câu “Nhàn cư vi...

Đồng dao và trò chơi trẻ em xưa

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh trong một công trình nghiên cứu về kho tàng Folklore Việt Nam cho biết, theo quan niệm của  người Việt xưa, thì  không có...

Tại sao lại nói “nghèo rớt mồng tơi”? Mồng tơi có phải là loại dây leo để nấu canh hay không?

Tại sao lại nói “nghèo rớt mồng tơi”? Vâng, mồng tơi ở đây đúng là một loại dây leo mà người ta dùng để nấu canh, tên khoa học là...

Lòng người như nước là cốt lõi của thành công

Trước kia có một vị thương nhân trẻ tuổi, vì bị người hợp tác bán đứng mà cả tiền của đều mất hết. Anh ta quá thống khổ nên muốn nhảy xuống hồ...

Trung Quốc: Từ quốc gia sao chép bị khinh thường đến siêu cường công nghệ

Quá trình chuyển đổi từ một công xưởng sản xuất hàng giá rẻ toàn cầu thành một siêu cường công nghệ cao hoàn toàn không phải sự tình cờ. David...

Mỹ đức là tài sản thiêng liêng một người Thầy cần có

Nghề giáo luôn là một thử thách bền bỉ dành cho những người trong cuộc. Một giáo viên 26 năm trong nghề, luôn trăn trở một điều duy nhất, đã...

Ảnh tư liệu về Sài Gòn thập niên 1860-1870

Cùng xem loạt ảnh hiếm có về Sài Gòn thập niên 1860-1870 do nhiếp ảnh gia Émile Gsell thực hiện, trích từ một album bìa cứng được lưu giữ tại...

Đại Nhảy Vọt

Đại Nhảy Vọt (Great Leap Forward) là một chiến dịch được phát động trong giai đoạn 1958 -1961 bởi các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là Mao Trạch...

“Chìu” có thể hay cho “Chiều”; “Nhao” có thể thay cho “Nhau” khi đọc tiếng Việt

Trong kho tàng từ ngữ Việt Nam, từ nào cũng có nghĩa riêng, đến các dấu hỏi và ngã cũng không thể lầm lẫn được. Vậy tại sao các nhà...

Thế gian một vợ, một chồng, chẳng như nhà Táo, hai ông một bà

Nhà Táo một bà hai ông: Đạo nghĩa vợ chồng dưới góc nhìn Kinh Dịch huyền bí. Thế gian một vợ, một chồng, Chẳng như vua bếp, hai ông một bà...

Bí ẩn ‘nhẫn cưới’ tại một số quốc gia trên thế giới

Nhẫn cưới thì ở đâu cũng cần phải có trong tất cả các buổi hôn lễ trên thế giới. Nhẫn cưới là tượng trưng cho sự gắn kết, sự vĩnh cửu bên...

Chương trình Đố vui để học xưa

Giữa thập niên 1960, trên Đài truyền hình Sài Gòn có chương trình Đố vui để học được học sinh đô thị xem nhiều và rất say mê, đến giờ,...

Exit mobile version