Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chung lưng đấu cật là gì?

Chúng ta thường gọi người đồng hành, cùng góp sức với mình qua những khó khăn trong cuộc sống là người “chung lưng đấu cật”. Thành ngữ này đặc biệt thông dụng tại miền Bắc. “Chung lưng” thì hẳn ai cũng hiểu, nhưng còn “đấu cật” thì sao? Liệu “cật” ở đây có phải là quả thận như cách hiểu thông dụng?

Theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của, nghĩa đầu tiên của “cật” (viết bằng chữ Nôm là ?) là “lưng”, sau đó mới đến “quả thận”. Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức cũng ghi nhận: “Cật: Lưng. No thân ấm cật… Đói không ai biết, rách ngoài cật nhiều kẻ hay (tục ngữ), …Xưa kia kén lấy con dòng, bây giờ ấm cật no lòng thì thôi (ca dao). Chân không đến đất, cật không đến trời, nằm ngửa chơi bời ăn tiền thiên hạ (câu đố cái thuyền)”.

Như vậy, chữ “cật” ở đây cũng có nghĩa là “lưng”, vốn được dùng rộng rãi trong các văn liệu dân gian như trên. Nhưng như vậy “đấu cật” là “đấu lưng”, nghe vẫn còn khá khó hiểu. Tới đây, ta tìm hiểu tiếp nghĩa của từ “đấu”. Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức có giảng: “Đấu: 1. Trộn, pha. Đấu nước sơn, đấu thuốc lào. 2. Câu, nối dính nhau. Đấu dây điện”.

Tóm lại “đấu cật” cũng cùng một nghĩa với “chung lưng”, tức nối hai tấm lưng để che chắn nhau qua gian khó. Có một câu tương tự là “kề vai sát cánh”, câu này thì được dùng phổ biến hơn trên cả ba miền.
(Minh Nhân)

Nói chuyện bia

Bia! Nó là một trong những thức uống phổ biến nhất trên thế giới không thua chi Coca Cola. Có mặt trên khắp các châu lục, được tôn vinh như...

Cần giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ Nam Bộ

Cũng như người Nam Bộ, ngôn ngữ Nam Bộ rất chân quê, giản dị, nhưng lại cực kỳ phong phú, đa dạng. Nó phong phú và đa dạng đến mức...

Huình Tịnh Của và pho Quốc Âm Tự Vị của ông

Xây đắp cho văn quốc ngữ trong buổi đầu ở Nam kỳ, ngoài Trương Vĩnh Ký còn một người nữa cũng đáng kể là Huỳnh Tịnh Của (thường ký tên...

Những căn cứ ngầm bí ẩn nhất hành tinh

Trên thế giới tồn tại những căn cứ ngầm bí mật ẩn sâu dưới lòng đất và được bảo vệ nghiêm ngặt. Hầu hết chúng ta không biết tới sự...

Lê Lợi và Lê Lai

Thuở cắp sách đến trường, tôi được học bài "Lê Lai liều mình cứu chúa". Mấy chục năm sau, tình cờ đọc sử biết thêm chuyện "Lê Lợi giết Lê...

Người Nhật lại làm chúng ta trầm trồ vì những phát minh hết sức độc đáo

Tuy một số sản phẩm hơi kỳ lạ nhưng nhìn chung thì những sáng kiến này cực kỳ dễ thương… Nhật Bản không chỉ nổi tiếng thế giới về nền...

Những Loại Thịt Bò Nào Trong Bát Phở?

Anh hỏi thì em xin thưa: đó là thịt…!! Một chút thơ làm duyên khởi Ngày nay có gần 3 triệu người Việt Nam sống ngoài quê hương nên gọi...

Ta đã đi qua mấy mùa hoa phượng nở?

Tháng 5 là lúc cái nắng hè oi ả xuất hiện, tiếng ve kêu râm ran, mùa hoa phượng nở đỏ rực cả sân trường. Tháng 5 là lúc báo...

Chợ sách cũ

Chốn vắng thực tại Tôi sống trong quận 15 hai thập niên, nơi công viên Georges-Brassens có một chợ lồng mà lúc xưa gọi Chợ Ðồ Tể vì là nơi...

Vài chuyện bia tứ xứ

Bia nâu và bia đen Bia nâu có màu sẫm (đôi khi thêm chút màu đen) do mạch nha, rang đậm hơn plus torrifié để tạo ra một loại bia nâu. Bia...

Bức tranh toàn cảnh về lịch sử chữ viết của người Việt

Chữ viết biểu thị cho nền văn minh của một nước. Ở Việt-Nam, chữ Hán chiếm địa vị chính thức suốt thời Bắc thuộc và tự trị, là thứ chữ...

Ví dầu tình Bậu muốn thôi nghĩa là gì?

“ Ví dầu tình Bậu muốn thôi, Bậu gieo tiếng dữ cho rồi Bậu ra …” Câu ca dao này ý nói cái thói nói xấu, kể tội nhau hay...

Exit mobile version