Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Có phải chữ quân 君 trong tiếng Hán không bao giờ dùng để chỉ phụ nữ hay không?

Có phải chữ quân 君 trong tiếng Hán không bao giờ dùng để chỉ phụ nữ hay không?

Nhiều người đã ngộ nhận như thế. Thật ra trong Hán ngữ, chữ quân 君vẫn được dùng để chỉ phụ nữ và công dụng này của nó đã được ghi nhận hẳn hoi trong từ điển. Từ hải ghi: “Tôn kính chi xưng dã (…) Phu nhân xưng quân (…)

Phu xưng phụ viết quân” nghĩa là “Tiếng xưng hô tốn kính vậy (…) Phu nhân gọi là quân (…). Chồng gọi vợ là quân”. Từ nguyên thì ghi: “Phụ xưng phu, phu xưng phụ giai viết quân nghĩa là “Vợ gọi chồng, chồng gọi vợ đều nói quân”. Hình âm nghĩa tổng hợp đại tự điển ghi: “Cổ phong hiệu; nam nữ chi phong hiệu tịnh khả xưng quân” nghĩa là “Danh hiệu được phong thời xưa; danh hiệu được phong của nam nữ đều có thể gọi là quân“. Dictionnaire classique de la langue chinoise của F. S. Couvreur ghi: “Femme principale du chef d’un Etat (…) Terme par lequel un fils désigne ses parents, (…), un mari sa femme (…) Terme de respect, Monsieur, Madame” nghĩa là “Vợ chính của nguyên thủ một quốc gia (…). Từ ngữ mà con dùng để chỉ cha mẹ (…) chồng (dùng) để chỉ vợ (…). Từ ngữ tôn kính, ông, bà”

Vậy quân là một từ dùng để chỉ cả nam lẫn nữ giới chứ không phải chuyên dùng để chỉ nam giới như nhiều người lầm tưởng.

Báo thù

Một bên vì cha mà báo thù, một bên vì nước mà báo thù, hai cái thù không đợi trời chung, mà dụng tâm theo đuổi đến báo kỳ được...

Nhớ lại con đường xưa

Đêm giao thừa mỗi năm, như thông lệ nhiều gia đình ở Sài Gòn, Chợ Lớn đều đi chùa hoặc đi hái lộc đầu năm. Đi chùa thì dễ vì...

Nhớ về rạp xi-nê Rex, rạp tối tân nhất Đông Nam Á trước 1975

Chúng ta phải nói đến một rạp của người Việt mà quy mô về mọi mặt của nó có thể nói đứng đầu cả Đông Nam Á, đó là rạp...

Bộ bản đồ quý hiếm về 12 đô thị của miền Nam năm 1960

Năm 1960, hãng xăng dầu Standard-Vacuum Oil của Mỹ đã xuất bản bộ bản đồ Khoảng cách Đường bộ Nam Việt Nam dành cho khách du lịch. Đáng chú ý, bộ...

Ảnh tư liệu về Hà Nội năm 1885

Sở chỉ huy Pháo binh Pháp trong thành Hà Nội, toàn cảnh chùa Báo Ân, khu nhượng địa bên bờ sông Hồng… là những hình ảnh tư liệu hiếm có...

Tóc dài, tà áo vờn bay…

Thời chúng tôi có rất nhiều thiên đàng mơ mộng: “Em theo trường về… tóc dài tà áo vờn bay”. “Thiên đàng” của những thằng tóc hớt ngắn, quần xanh áo...

Quang Trung Hoàng Đế – Nhân vật lịch sử hiếm có

Việt Nam là một quốc gia có quá khứ thuộc địa lâu dài: 11 thế kỷ Bắc thuộc và 01 thế kỷ Tây thuộc. Năm 1527 Mạc Đăng Dung soán...

Tại sao lại nói “nghèo rớt mồng tơi”? Mồng tơi có phải là loại dây leo để nấu canh hay không?

Vâng, mồng tơi ở đây đúng là một loại dây leo mà người ta dùng để nấu canh, tên khoa học là Basella rubra L., mà Việt-Nam tự-điển của Lê...

Nguồn gốc, ý nghĩa của cách gọi “ông xã”, và “bà xã” trong phương ngữ Nam Bộ.

Xin giải thích giúp nguồn gốc, ý nghĩa của “ông xã”, và “bà xã” trong phương ngữ Nam Bộ. Từ điển tiếng Việt 1992 giảng “ông xã” là từ dùng...

Đi tìm căn cước thật của Việt Nam

Nguồn gốc dân tộc là một đề tài khoa học, phức tạp và còn nhiều tranh cãi. Điển hình là cuộc thảo luận trực truyến ở Diễn đàn Diễn đàn...

Chai rượu trắng – Một thời khốn khó

Hồi những năm 1960 ở miền Bắc thực hiện hợp tác xã triệt để nên ở vùng nông thôn cái gì cũng thiếu thốn, khó kiếm, khó mua. Bữa cơm...

Tại sao nút nguồn các thiết bị điện tử đều là biểu tượng này?

Nút nguồn của các thiết bị điện tử đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta, nhưng có bao giờ bạn thắc mắc vì sao nút nguồn lại là...

Exit mobile version