Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Có phải chữ quân 君 trong tiếng Hán không bao giờ dùng để chỉ phụ nữ hay không?

Có phải chữ quân 君 trong tiếng Hán không bao giờ dùng để chỉ phụ nữ hay không?

Nhiều người đã ngộ nhận như thế. Thật ra trong Hán ngữ, chữ quân 君vẫn được dùng để chỉ phụ nữ và công dụng này của nó đã được ghi nhận hẳn hoi trong từ điển. Từ hải ghi: “Tôn kính chi xưng dã (…) Phu nhân xưng quân (…)

Phu xưng phụ viết quân” nghĩa là “Tiếng xưng hô tốn kính vậy (…) Phu nhân gọi là quân (…). Chồng gọi vợ là quân”. Từ nguyên thì ghi: “Phụ xưng phu, phu xưng phụ giai viết quân nghĩa là “Vợ gọi chồng, chồng gọi vợ đều nói quân”. Hình âm nghĩa tổng hợp đại tự điển ghi: “Cổ phong hiệu; nam nữ chi phong hiệu tịnh khả xưng quân” nghĩa là “Danh hiệu được phong thời xưa; danh hiệu được phong của nam nữ đều có thể gọi là quân“. Dictionnaire classique de la langue chinoise của F. S. Couvreur ghi: “Femme principale du chef d’un Etat (…) Terme par lequel un fils désigne ses parents, (…), un mari sa femme (…) Terme de respect, Monsieur, Madame” nghĩa là “Vợ chính của nguyên thủ một quốc gia (…). Từ ngữ mà con dùng để chỉ cha mẹ (…) chồng (dùng) để chỉ vợ (…). Từ ngữ tôn kính, ông, bà”

Vậy quân là một từ dùng để chỉ cả nam lẫn nữ giới chứ không phải chuyên dùng để chỉ nam giới như nhiều người lầm tưởng.

Chuyện hai tiếng Châu Thành

Châu Thành 州成 vốn là một danh ngữ chính phụ của tiếng Hán mà thành 成 là trung tâm, còn định ngữ là châu 州. Vậy châu thành là thành...

Lại chuyện “gác mái” trong câu thơ “Gác mái ngư ông về viễn phố”

Trả lời câu hỏi “Gác mái lúc nào?”, trên Kiến thức ngày nay, số 214, ông có khẳng định rằng: “Trong thực tế, chẳng làm gì có chuyện gác mái...

50 logo của các thương hiệu nổi tiếng ngày ấy và bây giờ

Tất cả mọi thứ đều thay đổi theo thời gian và những doanh nghiệp cũng không ngoại lệ. Ngoài cải tiến chất lượng sản phẩm, ngay cả logo của các...

Nguồn gốc các mũ Phật giáo phổ thông ở Việt Nam

Phần lớn những mũ đội khi làm lễ của tăng sỹ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay đều có lịch sử trải nhiều thế kỷ. Lúc đầu có thể...

Thiên La Địa Võng nghĩa là gì?

“Thiên” là trời, “địa” là đất thì ai cũng hiểu. Nhưng còn “la” và “võng” thì sao? Liệu có thể đảo thành “thiên võng địa la” được không? Và “võng”...

Bài viết 100 năm trước: Chữ Nho, nên để hay là nên bỏ?

Dẫu ra như thế rồi, thì muốn giải cái vấn đề: nên để hay nên bỏ chữ nho? cứ việc xem bên nước Đại Pháp đãi chữ La-tinh thế nào,...

Dân tộc Kinh ở Trung Quốc

Vào đời Minh, một nhóm người từ vùng Đồ Sơn, Việt Nam di cư sang đất Quảng Tây. Nhóm người này thuộc tộc Kinh, dân tộc chủ yếu của Việt...

9 cách nhìn người lưu truyền ngàn năm

Người xưa dạy, khi kết giao bạn bè hay hợp tác làm ăn với người khác đều phải hiểu rõ về họ, xem họ là người như thế nào. Dưới...

Nỗi buồn trong nhạc của Ngô Thuỵ Miên

Nhạc Việt, để chỉ giới hạn trong nhạc chúng ta – nhạc Vàng như phe thắng cuộc thường gán ghép – là một chuỗi sầu mang mang vô tận. Hầu...

Những chuyện lạ quanh ca khúc “Chủ nhật buồn”

Trong lịch sử âm nhạc thế giới, một tác phẩm âm nhạc một thời đã gây chấn động mạnh trong một bộ phận thanh niên châu Âu; đó là ca...

Cách nhìn người của cổ nhân

Hàng ngày chúng ta đều phải làm việc, giao tiếp, hợp tác với rất nhiều người có tính cách khác nhau, vậy mà đôi khi ta không có một chút...

Vì sao có tục đốt vàng mã?

Theo quan niệm của người đời xưa, người chết cũng cần ăn uống, nhà cửa, quần áo, hút thuốc, ăn trầu, cũng cần tiền xe, cần tiền đi lại và...

Exit mobile version