Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

“Cổ xúy” hay “cổ súy”?

Có thể khẳng định ngay: từ chính xác phải là “cổ xúy”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có giảng: “Cổ xúy: Hô hào và động viên. (Ví dụ: ) Văn chương cổ xúy lòng yêu nước”. Để hiểu rõ từ này, trước phải biết Hán tự của nó.

“Cổ” ở đây không phải là “cổ xưa”, càng không phải là “cổ tay”, “cổ chân”, mà chữ này có Hán tự là 鼓, nghĩa là cái trống, cũng chỉ hành động gióng trống. “Cổ động” (鼓動) có nghĩa thuần là làm động cái trống, khua giục, thúc đẩy. “Cổ vũ” (鼓舞) là vừa gióng trống vừa ca múa, nghĩa bóng là thể hiện sự hoan nghênh, khuyến khích một việc gì đó.

Còn “xúy” thì có Hán tự là 吹, nghĩa là “thổi” trong gió thổi, cũng là “thổi” trong “thổi kèn”, “thổi sáo”. Chữ 吹 còn có một cách đọc khác là “xuy”. Rất có thể “xúy” và “xuy” là từ gốc tương ứng của “xúi” và “xui”, đều có nghĩa là dụ dỗ hay thúc giục ai đó làm việc gì (xúi quẩy, xui khiến). Việc biến âm từ “uy” thành “ui” vẫn thường xuất hiện, như “an ủi” vốn có gốc là “an ủy” (安慰) trong đó “an” (安)lấy từ “bình an” còn “uỷ”(慰) là “làm cho yên lòng”.

Chính vì nghĩa như trên mà Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức đã giảng “cổ xúy” là “Đánh trống thổi sáo”. Từ điển Hán Nôm bổ sung thêm rằng “cổ xúy” còn được dùng để chỉ dàn nhạc hợp tấu, thường phục vụ trong cung đình xưa, thậm chí còn có thể chỉ âm nhạc. Sau này, từ hình tượng gióng trống thổi sáo, người ta đã chuyển nghĩa của “cổ xúy” sang hô hào, động viên như từ điển của Hoàng Phê đề cập. Ngày nay, có vẻ như cách dùng của từ này đang thay đổi dần, thường hiểu theo nghĩa tiêu cực nhiều hơn (Cổ xúy ai đó làm việc ác).

Tóm lại, “cổ xúy” mới là từ chính xác. “Cổ súy” chỉ là cách nói biến tấu đi do sự nhầm lẫn s/x mà ra.

Người Việt ăn bằng đũa tự bao giờ?

Tục ăn bằng đũa của người Việt có từ bao giờ? Việt Nam không phải quốc gia duy nhất trên thế giới có văn hóa dùng đũa. Các nước châu...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Lạc bước giang hồ

Trước khi lạc bước giang hồ, nhớ khi tôi vẫn là con nhà gia giáo, tía má tôi lấy nho phong, đạo đức làm nề. Có ngờ đâu khi trái...

Những nghi vấn về cột đồng Mã Viện

Các bộ sử cũ đều không đề cập gì đến sáu chữ “Đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt” như đã được lưu truyền. Vậy từ đâu mà có sáu chữ...

Bờ vai của cha là điểm tựa vững chãi cho con

Tình yêu của mẹ là cái ôm ngọt ngào, còn cha yêu con bằng bờ vai vững chãi. Dù cha không hoàn hảo, nhưng tấm lòng của cha thì vô...

Mối liên hệ giữa từ ngữ Chàm, Việt và Hán Việt

Ngôn ngữ Việt vốn ban đầu cũng đa âm tiết, như ngôn ngữ Chàm ngày nay. Theo thời gian, các từ đa âm tiết chuyển thành đơn âm tiết. Có...

Khoa cử ở Việt Nam: Công hay tội?

Xã hội ta xưa đại để chia ra làm hai loại người: quan và dân. Quan là người giúp vua điều khiển guồng máy chính trị để đem lại trật...

Hồ Con Rùa qua các thời kỳ lịch sử

Có rất nhiều giai thoại truyền miệng về hồ Con Rùa, không ít mang màu sắc tâm linh, phong thủy huyền bí. Sài Gòn 1972 – Hồ Con Rùa. Giai...

Phan Thanh Giản – Vị tiến sĩ đầu tiên đất Nam Kỳ

1. Vùng đất Lục tỉnh (Nam Kỳ) được chính thức khai khẩn kể từ khi chúa Nguyễn sai Chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược...

Bộ ảnh miền Trung những năm 70

Những bức ảnh cho ta thấy một miền Trung với những cảnh sinh hoạt bình dị của người dân trên dải đất đầy nắng và gió. Miền Trung thường được...

Xem ngày kén giờ

Việc cưới xin, việc làm nhà cửa, việc vui mừng khai hạ, việc xuất hành đi xa, việc khai trương cửa hàng, cửa hiệu, việc gieo mạ cấy lúa, việc...

200 năm ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”

Sự kiện ông Nguyễn Thế Hồng – Chủ tịch Hội Cổ vật Bắc Ninh có mua lại thành công chiếc ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” từ hãng Millon (Pháp)...

Chữ “Kim” trong tiệm vàng

Chữ Kim ở các tiệm vàng. Trước 1975 ở miền Nam, tên tiệm vàng nào cũng có chữ “Kim”. Nó bắt nguồn từ một thương hiệu vàng nổi tiếng ở Việt Nam...

Exit mobile version