Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Điển tích Tầu trên xe mì

Có khi nào bạn ngồi ăn ở một xe mì hay hủ tíu của mấy người Hoa và để ý đến những hình ảnh đầy mầu sắc trên các tấm kính của xe mì đó không?

Những hình vẽ đó không phải vẽ chơi đâu, mà mỗi tấm đều ghi lại một sự tích được truyền tụng của sử Tầu, đặc biệt vào thời Tam Quốc Chí.

Nhiều nhất bạn sẽ thấy hình ảnh của Quan Vân Trưòng tức Quan Công có bộ râu đen và dài, hay một tướng mặt đen xì, dữ dằn là Trương Phi; hay một nho sinh đầu đội mão tay cầm quạt lông thì đó chính là Gia Cát Lượng…những nhân vật lừng danh trong thời tam quốc.

Tuy nhiên phần lớn là mỗi bức tranh đều diễn tả một sử tích nổi bật mọi người biết, yêu thích, và được diễn thành tuồng trong dân gian, thí dụ như:

– Chiến tướng một tay ẳm đứa con nít tay kia cầm thương chiến đấu giữa một rừng quân địch, đó là tích “Triệu Vân Cứu Ấu Chúa”.

– Hình có ba người vây đánh một người: tức là chuyện “Tam Anh Chiến Lữ Bố” kể lúc cả ba người gồm Quan Công, Trương Phi, Lưu Bị cùng đánh với Lữ Bố.

– Cảnh một tướng cầm đao cỡi ngựa theo sau xe có hai người đàn bà: đó là chuyện “Quan Công Phò Nhị Tẩu”.

-Cảnh một tướng trẻ oai vệ được một cô gái đẹp dâng rượu, bên cạnh có một quan văn đó là tuồng ”Lữ Bố Hí Điêu Thuyền”.

-Hay hình một chiến tướng lẫm liệt đang uống rượu và một người đàn bà đang cầm dao kề vào cổ, đó là “Hạng Vũ Biệt Ngu Cơ”, một tích rất cảm động và lãng mạn nhứt trong truyện Hán Sở Tranh Hùng. Truyện kể rằng Sở Bá Vương Hạng Vũ bị quân Lưu Bang vây đã đến bước đường cùng, biết không thể thoát chết nên uống rượu cùng vợ là Ngu Cơ lần cuối để mai ra đánh trận cuối cùng. Ngu Cơ biết vậy nên sau khi dâng rượu và ca múa giải sầu cho Hạng Vũ xong, nàng dùng kiếm tự vẫn chết để cho Hạng Vũ khỏi bận lòng.Tương truyền nơi máu Ngu Cơ đổ xuống mọc lên một thứ cỏ hễ có rót rượu gần bên thì cỏ múa lả lướt như Ngu Cơ trong tiệc rượu của Hạng Vũ. Người ta gọi cỏ ấy là “Ngu Mỹ Nhân Thảo”.

Những hoa văn các điển tích xưa vẽ trên kính xe cũng nhuốm màu thời gian nhưng vẫn còn sắc nét. Các nét vẽ tinh tế sống động nhắc lại những cuộc chiến đẫm máu trong lịch sử Trung Hoa cổ đại. Ảnh Tri Thức.
Hay như tích Lã Bố lén hội phụng Nghi đình gặp Điêu Thuyền, một trong tứ đại mĩ nhân Trung Hoa xưa. Điều thú vị là các tích đều là văn hóa, lịch sử Trung Hoa nhưng người nghệ nhân đều có chú thích bằng từ thuần Việt như một sự kết giao hài hòa của văn hóa Việt – Trung. Ảnh Tri Thức.
Không cổ xưa như ở các gia đình khác, xe của dòng họ Tâm Ký di cư từ Quảng Đông sang có nhiều hoa văn sắc sảo và bóng loáng cuốn hút. Anh Tâm chia sẻ chiếc xe trước do đã quá lâu nên không còn nữa, chiếc xe này mới đóng lại. Gia đình vẫn yêu cầu giữ nguyên dáng vẻ như chiếc xe cũ để ghi nhớ lại những hình ảnh đẹp. Ảnh Tri Thức.

Lúc tôi còn nhỏ một lần ngồi ăn mì và ngắm bức tranh “Hạng Vũ Biệt Ngu Cơ”, ông chủ xe mì thách nếu tôi biết sự tích của cái hình đó, ông không lấy tiền. Ông xui quá, gặp phải tôi nói vanh vách nên phải chịu cho tôi tô mì free, ngon ơi là ngon!

 

Vì sao đại thần triều Thanh diện kiến vua thường phất hai ống tay áo?

Đây là hành động mà chúng ta thường thấy trong các bộ phim về triều Thanh, ý nghĩa của nó là gì. Sau khi nhà Thanh được lập nên, dù...

Nhớ xưa chụp cá đìa ăn Tết

Cá là món ăn rất gần gũi với bà con, có nhiều người ăn cá từ khi mở mắt chào đời cho đến ngày răng long tóc bạc mà vẫn...

Bài kỳ và tịch thượng

Theo phép khoa cử: thi Hương thì trường nhất kinh nghĩa, trường nhì thi phú, trường ba văn sách, như tôi có nói ở đoạn trước rồi. Thí sanh nào...

Hệ thống chữ viết trước Hán và khác Hán ở Việt Nam và Nam Trung Quốc

Vấn đề chữ viết thời Hùng VươngCách đây hơn mười năm, vấn đề chữ viết của người Việt cổ đã được nêu ra trong các cuộc hội nghị nghiên cứu...

Xích Lô Hà Nội

Trong tâm khảm của người dân Việt Nam, đâu đó vẫn còn hình dáng chiếc xe xích lô, một thời đưa đi đón về những thực khách nội địa và...

Tại sao người Pháp lại lấy con gà trống làm vật tổ?

Có người nói rằng người Pháp lấy con gà trống làm vật tổ cho dân tộc mình. Lý do tại sao? Trước hết, xin cải chính rằng con gà trống...

Người Minh Hương ở Sài Gòn

Thiên phục khả phong (Hoành phi trong đình Minh hương Gia Thạnh) Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh hương và Hoa từ...

Sài Gòn – Chợ Lớn thập niên 1920

Những hình do nhiếp ảnh gia Pháp Ludovic Crespin thực hiện vào đầu thập niên 1920 ở Sài Gòn sẽ khiến người xem ngỡ ngàng… Superbe album grand format édité...

Lì xì là gì? vì sao hay gọi tiền là hầu bao?

Hầu bao nghĩa là gì? Hầu bao là túi nhỏ đeo ở thắt lưng được gọi là hóngbāo trong tiếng Phổ thông Lì xì là một trong những tập tục...

Cuộc đời thăng trầm và cuối đời nghèo khó của những nhạc sĩ nhạc vàng

Những nhạc sĩ góp phần làm nên nhiều tác phẩm ấn tượng của dòng nhạc này, không hiếm người phải trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của cuộc đời....

Theo dõi cuộc khảo cứu Văn hóa Óc Eo

Ngày 18 tháng mười hai năm 2012, cô Béatrice Wisniewski bảo vệ ở Nhà Á Đông, 22, Đại lộ Président Wilson, Paris 16, một luận án tiến sĩ về khảo...

Phẩm trật ông quan, phẩm giá con người

Phẩm trật (1) ông quan là phẩm trật có một đời, phận (2) có, khắc có. Phẩm giá con người là phẩm giá lưu truyền trăm đời, tự mình không cố...

Exit mobile version