Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Giải thích ý nghĩa câu “Chó cắn áo rách”

Chó cắn áo rách nghĩa là người nghèo khó (áo rách). Còn bị xui rủi (bị chó cắn) – tương tự như câu đã nghèo còn gặp cái eo vậy đó.

1.  Xuất xứ câu Chó cắn áo rách

Truyện kể về hai cha con họ Đoàn làm nghề phó cối. Đây là nghề đóng cối xay đất – Một dụng cụ cho các gia đình nông thôn xay lúa (sau đó cho cối giã thành gạo để nấu cơm). Bố con ông Đoàn Tiến trong một ngày làm việc cật lực ở thôn nọ thì trời đã sẩm tối.

Đêm xuống, thời tiết vào Đông mưa lạnh. Họ phải về nhà gấp. Ông Tiến và con chỉ có một chiếc áo tơi che chung. Song mưa to quá, họ đành tạm trú vào một cái lều bên đường. Loay hoay thế nào gió to thổi bay chiếc áo tơi rồi dạt vào cổng một nhà gần đó. Lũ chó nhà này rất hung dữ.

Chúng xông ra và cắn nát chiếc áo mưa của hai bố con. Tội nghiệp, mất áo che mưa và cũng là áo che thân cho khỏi rét. Ông Đoàn Tiến cùng cậu con trai nhỏ, rét run rồi lủi thủi đi về trong mưa lạnh. Câu thành ngữ tuy ngắn gọn, nhưng làm cho ta hiểu và cảm thông cho những tình cảnh éo le ở đời của những người nghèo khó, vất vả.

2. Giải nghĩa câu Chó cắn áo rách

Áo rách: nghĩa đen là 1 chiếc áo bị rách, đã cũ hoặc vá nhiều lần. Bị rách do quá cũ kỹ. Còn nghĩa bóng là ám chỉ người nghèo khó, ăn mày, không đủ tiền mua áo lành lặn mà mặc.

Chó cắn: nghĩa đen là bị chó cắn – thường trong nhân gian gọi chó cắn là xui, là rủi. Nghĩa bóng là tai nạn tai họa bất ngờ ập đến.

Chó cắn áo rách: Nghĩa là một người nghèo khó cùng cực. (có thể là nghèo khó hoặc sa cơ lỡ vận nên nghèo khó). lại còn liên tục bị vận xui rủi bám đủi, cứ liên tục bị xui, hết lần này đến lần khác.

3. Bình luận về câu nói

Việc chó cắn áo rách nói về những xui rủi hay đến với những người kém vận may. Những người sa cơ lỡ thế, hoặc những người nghèo khó thâm niên…Tại sao lại như thế? tại sao người nghèo. Người khó lại hay gặp vận xui rủi đến thế? đây chỉ là câu than vãn hay là sự thật?

Theo cá nhân mình thì đây là sự thật. Sự thật rất thực tế ta có thể thấy trong cuộc sống rất là nhiều. Cực nhiều nữa là đằng khác.

– Một người sa cơ lỡ vận thì thường kèm theo xui rủi liên tục xảy đến. Bởi vì sao? đó là hệ lụy của việc dẫn đến họ sa cơ. Do họ suy nghĩ sai lầm, hành động sai lầm dẫn đến sa cơ. Mà hậu quả nó sẽ đến liên tục. Khi sa cơ họ không quen với việc lỡ vận. Nên những việc khó khăn tầm thường của người tầm thấp hơn đối với họ là những vận xui rủi. Thực chất đó chỉ là do họ nghĩ thế thôi. Chứ cái gì đến cũng có nguyên nhân, hệ quả rõ ràng.

– Một người nghèo triền miên, hay bị xem thường. Hay bị giật nợ, hay bị gặp tai ương linh tinh… bởi vì sao? vì họ vốn dĩ năng lực xử lý. Năng lực làm việc kém nên dẫn tới nghèo triền miên. Năng lực kém thì dễ có hành động kém nên gặp rủi ro trong cách hành xử kém là chuyện bình thường.

– Thêm 1 loại người nữa đó là người hay than thở. Họ bận than tới mức quên lo việc làm ăn. Nên họ gặp khó khăn triền miên. Tâm lý tiêu cực ăn mòn đầu óc mất rồi. Họ gặp vấn đề gì cũng nghĩ là xui rủi. Là kém may mắn, chỉ biết nhìn lên rồi than thân trách phận. Không tự cố gắng vượt qua những khó khăn tầm thường mỗi ngày.

Bởi lẽ cuộc sống là những vấn đề cần xử lý. Năng lực càng cao thì vấn đề nhỏ không đáng nhắc tới. Năng lực thấp thì vấn đề nhỏ cũng có thể là tảng đá nặng trong lòng. Đời là như thế, dòng sông vốn uốn lượn không hề chảy thẳng được. Quy luật của tự nhiên vốn dĩ là như thế.

 

Tục “Đánh phá quàn” trong đám tang Nam bộ

Cho đến nay vùng đất Nam Bộ vẫn tồn tại một trò đánh dân gian trong một số đám tang, đó là “Đánh phá quàn”. Theo các từ điển Việt...

Lễ hội Rồng ở Chợ Lớn thế kỷ 19 qua ghi chép của người Pháp

Nếu so với hai mươi năm trước đây thôi, người ta sẽ thấy thành phố Chợ Lớn đẹp hơn biết bao. Hai con đường nối với Sài Gòn, gồm đường...

Ký ức về những bài học thuộc lòng thời Tiểu học VNCH

Dân miền Nam, những ai bây giờ chừng 55 tuổi trở lên, chắc đều nhớ rõ cách tổ chức độc đáo ở các lớp bậc tiểu học cách đây hơn...

Vua Gia Long đã khai thác biển Đông như thế nào?

Gia Long là vị vua đầu tiên của vương triều Nguyễn – ngay khi lên ngôi, đã thể hiện một tầm nhìn xa đối với chủ quyền biển đảo –...

Vương quốc Dạ Lang

Có hàng chục quân trưởng người Di ở miền tây nam, Chính nghĩa: Ở phía nam của quận Thục. trong đó lớn nhất là quân trưởng nước Dạ Lang. Sách...

Chuyện nạp phi độc nhất vô nhị của vua Duy Tân

Vua Duy Tân tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh San. Ông sinh năm Canh Tí 1900, là con thứ 5 của vua Thành Thái và thứ phi Nguyễn Thị Định....

Phong tục ngày Tết cổ truyền

Ngày Tết Việt Nam ta có nhiều phong tục, chúng ta cần biết để tránh những hủ tục, là những tục thuộc về mê tín dị đoan. Nước ta là...

Siêu máy tính Deep Blue đã đánh bại đại kiện tướng cờ vua Garry Kimovich Kasparov như thế nào?

Vào ngày 11 tháng 5 năm 1997, siêu máy tính Deep Blue của IBM đã đánh bại đại kiện tướng cờ vua người Nga, Garry Kimovich Kasparov. Vào ngày 11...

Bánh Lọt – Lọt buốt vô…tim

Bánh Lọt được làm từ bột gạo xuất phát từ món ăn chơi ở nhà quê và chuyển thành thứ hàng bánh từ lúc nào chẳng ai để ý. Song,...

Thử viết lại cổ sử Việt Nam

Lịch sử Việt Nam từ thời Mê Linh liệt nữ trở về trước luôn là sự khơi gợi khám phá và thách thức cho bản thân tôi. Bằng những con...

Hotel Morin – Một “Kỳ Quan” của đất Huế

Giáo sư Vĩnh Sính viết cảm xúc về trận hồng thủy vừa tàn phá đất Huế cách đây mươi năm (và bây giờ hầu như mỗi năm), thuật một đoạn...

Những điều cần biết về ngành thiết kế công nghiệp, thiết kế sản phẩm

Thiết kế công nghiệp là gì? Câu hỏi đó đã cũ nhưng luôn luôn là mới mẻ với những ai chưa một lần tiếp xúc với Thiết kế công nghiệp,...

Exit mobile version