Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khoan sức dân nghĩa là gì?

Cách nay 4 năm, bà Thứ trưởng Tài chánh có nói về “mức giảm trừ gia cảnh”:  – Mức giảm trừ như thế là khoan sức dân rồi. Một cô giáo dạy văn đã viết trong thư ngỏ gửi bà Thứ trưởng, đăng trên Báo Tuổi trẻ ngày 18-3-2012, như sau: “Tôi là một giáo viên dạy văn, vì thế bạn bè bèn bắt tôi cắt nghĩa “khoan sức dân” là gì? Tôi trả lời thế này: – Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, khoan (danh từ) là một dụng cụ để tạo lỗ bằng cách xoáy sâu vào. Khoan còn là động từ, có nghĩa là dùng khoan xoáy sâu vào tạo thành lỗ; hoặc “Thong thả đừng vội, đừng thực hiện ngay việc định làm”. Còn trong Từ điển Hán – Việt của Đào Duy Anh, khoan có nghĩa rộng rãi, độ lượng. Còn theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong di chúc của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã nhấn mạnh “khoan thư sức dân”. Nhà cầm quyền thời bình, nhiệm vụ quan trọng nhất là phải lo cho đời sống của dân, cấm kỵ nhất là làm cho dân thêm khổ cực. Vì vậy, nếu học theo tiền nhân để nói, chính xác thì phải là “khoan thư sức dân” chứ không phải “khoan sức dân”. Cô giáo đã viết như trên còn Đại Việt sử ký toàn thư thì chỉ nói chung chung về câu “khoan thư sức dân”. Tra nhiều cuốn từ điển Hán Việt, không thấy cuốn nào ghi nhận câu này. Nhưng cuốn Chính sử Trung Quốc qua các triều đại (Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, 2013) thì có viết tại trang 350: “[…] Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương […] Tiêu diệt triều Nguyên, thống nhất Trung Quốc, ban hành pháp luật, chỉnh đốn chế độ quan lại, KHOAN THƯ SỨC DÂN (QL nhấn mạnh), giảm thuế má, bớt lao dịch, khai khẩn đồn điền, tu sửa thủy lợi […]”. Việc tìm hiểu nguồn gốc của câu “khoan thư sức dân”, có lẽ phải làm phiền ông An Chi rồi.

Chữ “khoan” trong “khoan sức dân” có nghĩa gốc là rộng lớn về mặt vật lý, rồi nghĩa bóng là rộng rãi về mặt tâm ký như có thể thấy trong “khoan dung”, “khoan hồng”, “khoan miễn”, “khoan nhượng”, “khoan thứ”, v.v… Cứ như trên thì, nói một cách nôm na, “khoan sức dân” là giảm nhẹ gánh nặng thuế má, sưu dịch cho dân, nhờ đó mà dân dễ thở, dễ sống. Xin nhớ rằng đây là một lối nói ra đời từ thời đại phong kiến cũ xưa.

“Khoan sức dân”, tiếng Hán là “khoan dân lực” [寬民力]. Ngữ vị từ này có tiền giả định (presupposition) là trước khi được “khoan” thì đối tượng bị buộc chặt, bị o ép, bị kìm kẹp, bị vắt sức, thậm chí bị vét của, v.v… Trở xuống, chúng tôi sẽ dịch một cách ngắn gọn “khoan dân lực” là “nới sức dân”. Ngữ vị từ này thường thấy trong nhiều nguồn thư tịch của Trung Quốc, đặc biệt là những công trình lịch sử nói chung, cũng như về nhiều chính trị gia và danh nhân ưu thời mẫn thế. Trước nhất, tiếng Hán có câu danh ngôn mang tính can gián đối với người trị nước: “Khinh dao bạc phú, dĩ khoan dân lực” [輕徭薄賦,以寬民力], nghĩa là nhẹ phu dịch, ít thuế má để nới sức dân. Bên cạnh ba từ này, tiếng Hán còn có từ tổ động từ “khoan dân” [寬民], nghĩa là [người cai trị] khoan dung với dân, không hà khắc với họ. “Khoan dân lực” là chủ trương của nhiều chính trị gia và danh thần trong lịch sử Trung Quốc.

Trần Phó Lương [陈傅良], 1141- 1203, đời Nam Tống, chủ trương “bạc phú liễm, tỉnh dao dịch, dĩ khoan dân lực” [薄賦斂,省徭役,以寬民力], nghĩa là “giảm sưu thuế, bớt [bắt đi] phu dịch, để nới sức dân”. Chu Hy chủ trương “khoan dân lực, đôn phong tục, để sĩ phong” [寬民力,敦風俗,砥士風], nghĩa là nới sức dân, chăm [lo] phong tục, rèn nếp [sống và làm việc của] quan. Tống sử, “Lý Tông kỷ, tứ”, có ghi lại lời nói khảng khái của Giám sát Ngự sử Chu Dập [朱熠]” (1192-1269): “Dục khoan dân lực, tất thải nhũng viên” [欲寬民力,必汰冗員], nghĩa là “Muốn nới sức dân, ắt phải sa thải số quan quân thừa ra” (Bây giờ ta gọi là giảm nhẹ biên chế).

Sử cũng chép năm Thiệu Định nguyên niên (1228), Lý Tông Miễn tâu với Tống Lý Tông xin “tiết quốc dụng, khoan dân lực, dĩ thân tác tắc, bãi cung trung bất cấp chi nhu” [節國用, 寬民力, 以身作則, 罷宮中不急之需], nghĩa là bớt chi tiền bạc, nới sức dân, lấy mình làm gương, bỏ [chi] cho những việc không cần gấp trong cung. Sử cũng ghi chép về những cải cách nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân do Thái giám Lưu Cẩn nhà Minh tấu nghị trong đó có việc “đình chỉ bản niên ứng giải tạp khoản ngân lục vạn lạng dĩ khoan dân lực” [停止本年應解雜款銀六萬兩以寬民力], nghĩa là đình chỉ việc xuất chi sáu vạn lạng bạc cho các khoản vặt của năm nay để nới sức dân.

(Xem tiếp kỳ sau)

Họa sĩ Tạ Tỵ hồi ức về nữ danh ca Thái Thanh

Tôi hỏi, ban hợp ca gồm có những ai? Duy nói, toàn anh em trong gia đình cả, như Thái Hằng, Phạm Đình Viêm (tức Hoài Trung), Phạm Đình Chương...

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 2/5 – Ngôi chùa nơi vua Minh Mạng chào đời

Chùa Khải Tường là nơi hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (về sau là vua Minh Mạng) chào đời, thời Pháp thuộc gọi là chùa Barbet (hoặc Barbé) theo tên đại...

Lợi mê lòng người, quên cả phải trái

Nước Tống có kẻ mất cái áo thâm. Anh ta ra đường tìm. Thấy người đàn bà mặc áo thâm, níu lại đòi rằng: "Tôi vừa mất cái áo thâm,...

Thằng Bù Nhìn, Thằng Phỗng

Tôi đã có dịp nói chuyện phiếm với các bạn về "thằng Cuội,thằng Bờm và thằng Mõ".Lần này xin nói tiếp đến hai nhân vật "dở ông dở thằng" là...

Vì sao nền âm nhạc truyền thống Việt Nam bị thui chột?

Bản chất của truyền thống âm nhạc Việt Nam rất vững chắc, sinh lực truyền thống rất dồi dào. Giá trị nghệ thuật rất cao. Tại sao lại bị chìm...

Bình Tây Đại nguyên soái của Việt Nam là ai?

Dù triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất nhường nhiều quyền lợi cho Pháp, nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp tục nêu cao tinh thần kháng chiến...

Bàn thêm về cáo dụ cần vương của vua Hàm Nghi

THÔNG BÁO CHO THIÊN HẠ CẦN VƯƠNG (CÁO DỤ CẦN VƯƠNG), LỆNH DỤ THIÊN HẠ CẦN VƯƠNG & CỤM TỪ "TỜ CHIẾU CẦN VƯƠNG CỦA VUA HÀM NGHI" - Phần...

Nét văn hóa miền Tây

Vài chục năm trước, giao thông cách trở, chủ yếu là đường sông, nào tàu, nào ghe nào xuồng là những phương tiện thông dụng đi trên những con sông...

Sài Gòn “tánh kỳ” nhưng lại cố tình gây thương nhớ

Trong một bài viết có tựa đề “Sài Gòn tánh kỳ” trên một trang Fanpage của Sài Gòn, người Sài Gòn lại có dịp tự hào về những điều quá...

Dấu tích khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên đất Lĩnh Nam xưa

Vào thời Hai Bà Trưng, nước ta có tên gọi là Lĩnh Nam, biên giới phía bắc lên tận tới Hồ Động Đình (phía bắc thành phố Hồ Nam thuộc...

Tam quân là những quân nào? Có đồng nghĩa với ba quân hay không?

Tam quân là những quân nào? Có đồng nghĩa với ba quân hay không? Tam quân cũng chính là ba quân và có các nghĩa s đây: – a. Chỉ tả quân, trung...

Tục lệ cúng Ông Táo – nét văn hóa lâu đời của người Việt

Việt Nam không chỉ nổi tiếng với các giá trị truyền thống lâu đời mà còn là vùng đất của lễ hội và lễ kỷ niệm. Bên cạnh Tết truyền...

Exit mobile version