Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Liều với liệu – Bồ kết, Bồ hòn

Xin cho hỏi:

1. “Liều” trong “liều lĩnh”, “liều mạng” thì liên quan như thế nào với liêu 聊?

2. Đâu là từ nguyên của “bồ hòn”, “bồ kết”? “Bồ hòn” có phải là vô hoạn 無患? Có phải như Baidu nói là vì gỗ nó làm gậy đánh ma nên không còn hoạn (vô hoạn)? Còn có khổ hoạn 苦患, mộc hoạn 木患, du hoạn 油患… thì nghĩa là gì? Tiếng Tày, Thái cũng gọi là “mắc hón”, “co hón”; vậy có thể nghĩa gốc của “hoạn-hón-hòn” không phải là hoạn 患 (hoạn nạn) chăng? in Xin cám ơn.

1. Chúng tôi cho rằng liều trong liều lĩnh, liều mạng là âm xưa của chính chữ liêu 聊mà bạn đã nêu. Trong lĩnh vực từ nguyên học về những từ Việt gốc Hán thì những từ cùng gốc có phụ âm đầu l- mang thanh điệu 2 (dấu huyền) bao giờ cũng xưa hơn từ mang thanh điệu 1 (không dấu):

trong lụa là xưa hơn la 羅 trong la ỷ;

– làn trong làn sóng, làn gió xưa hơn lan 瀾 trong ba lan;

lầu trong nhà lầu xưa hơn lâu 樓 trong cao lâu;

liền trong liền liền xưa hơn liên 連 trong liên tục;

liềm trong búa liềm xưa hơn liêm 簾 trong câu liêm;

trong lò lửa xưa hơn 爐 trong hương lô; v.v..

Về âm thì như thế còn về nghĩa thì liều trong liều lĩnh, liều mạng xuất phát tữ nghĩa thứ 7 của chữ liêu 聊 trong Hán ngữ đại tự điển (Thành Đô, 1993) là “cẩu thả, khinh suất”. Mối liên quan này có thể được chứng minh bằng sự kết nối sau đây: cẩu thả, khinh suất > *không đắn đo chín chắn > liều. Ký hiệu “*” đánh dấu một cái nghĩa giả định và nhiều khi chính là nhờ loại nghĩa này mà người ta có thể tìm ra được nguyên từ (etymon) đích thực của một từ nhất định.

2. Theo chúng tôi thì bồ trong bồ kết là hệ quả của một sự loại suy từ những cấu trúc song tiết mà âm tiết đầu là bồ, nay đã mất nghĩa, như: bồ các, bồ cắt, bồ câu, bồ nông, và gần hơn nữa vì cùng chỉ thực vật là bồ hòn, bồ ngót, v.v.. âm tiết đầu đã bị bồ đồng hoá vốn là gì thì chúng tôi chưa tìm ra nhưng điều chắc chắn là âm tiết thứ hai (kết) có liên quan về nguồn gốc với yếu tố giáp trong tạo giáp 皂莢 của tiếng Hán. Bồ kết còn có một biến thể ngữ âm là bồ kếp và chính tiếng kếp này là bà con của giáp trong tạo giáp. Tiền thân của phụ âm đầu GI- trong nhiều yếu tố Hán Việt vốn là C-/K-, như:

là tiền thân của già 笳 (= cà [cây, quả]);

cắc (= hào) là tiền thân của giác

cõi trong bờ cõi là tiền thân của giới 界 trong biên giới;

cởi trong cởi mở là tiền thân của giải 解 trong giải phóng;

kém trong kém cỏi là tiền thân của giảm 減 ở trong giảm thiểu;

can trong can ngăn là tiền thân của gián 諫 trong can gián; v.v..

Tiền thân của -A- trong nhiều yếu tố Hán Việt vốn là -E-, nhu:

beo trong cọp beo là tiền thân của báo  豹 trong hổ báo;

mẹo là tiền thân của mão 卯 (một trong 12 chi);

hen trong ho hen là tiền thân của han 鼾 (= ngáy);

chén trong chén ngọc là tiền thân của trản 盞 trong ngọc trản;

chém trong chém gió là tiền thân của trảm 斬 đó trong trảm mã trà;

và gần hơn nữa là:

ép trong gò ép là tiền thân của áp 壓 trong áp lực

bẹp trong đè bẹp là tiền thân của phạp 乏 trong khuyết phạp;

kép trong áo kép là tiền thân của giáp 夾 trong giáp y,

Vậy tiền thân của giáp 夾 là képkếp là một biến thể hậu kỳ, biến thể này lại “biến” một lần nữa thành kết và tồn tại cho đến ngày nay. Ba phụ âm cuối vần -P, -T và -K/C thỉnh thoảng vẫn hoán chuyển với nhau; ngay cả trong tiếng Hán thời cổ cũng vậy nên chẳng có gì lạ nếu tạo giáp 皂莢 còn có một biến thể là tạo giác 造角.

2b. – Tiền thân của bồ hònmồ hòn. Biến thể này nay đã tuyệt tích nhưng nó đã được ghi lại trong Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa (từ thế kỷ XVII trở về trước):

Phất châu hiệu hột mồ hòn ((Bản phiên âm và chú giải của Trần Xuân Ngọc Lan, NXB Khoa học Xã hội, 1985, trang 220.)

Đây chính là người bà con cật ruột với hai tiếng vô hoạn 無患 mà bạn đã nêu. Nếu để ý đến ngôn ngữ nhà Phật, ta sẽ thấy hai tiếng nam mô được ghi bằng hai chữ 南模 . Nghĩa là tiếng đã được ghi bằng chữ  無 của bạn. Điều này không có gì lạ vì là âm xưa của chữ 無, xưa hơn nữa là mồ và đây chính là mồ trong mồ hòn. Mồ hòn trở thành bồ hòn, nghĩa là M- trở thành B- ở đây, thì cũng giống với các trường hợp: – mù nhìn trở thành bù nhìn; – mồ côi cũng nói thành bồ côi; – mồ hôi cũng nói thành bồ hôi; v.v., vì hai phụ âm đầu này có thể chuyển đổi với nhau trong những trường hợp mà chúng đứng đầu một âm tiết mất nghĩa, âm tiết này đứng làm tiếng trước của một cấu trúc song tiết.

Về mối quan hệ ngữ âm giữa hoạnhòn, ta cũng có cần thổ cầu những cứ liệu cụ thể để chứng minh. Trước nhất, hòn là âm xưa của hoàn 丸 trong cao đan hoàn tán, mà trong Nam phát âm thành cao đơn huờn tán. Rồi về mối quan hệ giữa -OAN/- UAN với -ON, ta cũng có những dẫn chứng:

đon trong ngay đon chính là điệp thức (doublet) của đoan 端 (= ngay, thẳng);

đòn trong đòn bánh tét là điệp thức của đoạn  段 (= khúc ngắn); v.v..

Vậy ta có thể kết luận:

無患 (nay đọc là vô hoạn) > mồ hòn > bồ hòn.

Bồ hòn còn có một biến thể ngữ âm nữa là bòn hòn, như đã được ghi nhận trong Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh, Tịnh Paulus Của. Baidu nói là “vì gỗ nó dùng làm gậy đánh ma nền không còn hoạn nữa (vô hoạn)” thì chỉ là chuyện vọng văn sinh nghĩa mà thôi. Với chúng tôi thì ở đây, hoạn 患 chỉ là một chữ giả tá (mượn âm), đồng âm hoặc cận âm với hoàn 丸 là hòn, là cục (tròn), đúng với hình dạng quả bồ hòn. Còn những cái tên mà bạn đã nêu thì chỉ là tên địa phương của cây bồ hòn. Khổ hoạn 苦患 là tên của nó ở đảo Hải Nam; dân ở đây đã theo từ nguyên dân gian mà hiểu hoạntai vạ, bệnh tật nên mới đổi 無 thành khổ 苦 cho “đồng bộ”. Du hoạn  油患 là tên cây bồ hòn ở tỉnh Tứ Xuyên; thịt quả bồ hòn có nhiều chất tạo bọt, có thể dùng làm xà phòng nên dân ở đây mới thay chữ vô 無 bằng chữ du 油 là dầu. Còn mộc hoạn 木患 là tên của cây bồ hòn trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân. Ở đây chỉ xảy ra hiện tượng thay thế một chữ bằng chữ khác đồng âm hoặc cận âm với nó mà thôi: phụ âm đầu của mộc 木 là M-, phụ âm đầu cổ xưa của vô 無 cũng là M-.

Ba yếu tố “hoạn-hón-hòn” của Hán, Tày-Thái và Việt có quan hệ với nhau về nguồn gốc vì, với chúng tôi thì hón của Tày-Thái và hòn của Việt đều bắt nguồn từ hoạn của tiếng Hán. Trong tiếng Tày-Thái, hón cũng có nghĩa là cục, là vật tròn, giống như hòn trong tiếng Việt. Điều này giúp cho ta có thể suy luận “ngược chiều” mà nói rằng, trong tiếng Hán thì hoạn 患, chỉ là một chữ giả tá, được mượn để ghi tên của khái niệm hoàn 丸 là cục, là hòn mà thôi.

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 3/10 – Du đãng Sài Gòn đụng dân chơi Đà Lạt

Như đã nói ở phần trên, hồi ấy có một số tay tài phiệt thường “tài trợ” cho dân du đãng, trong số đó đáng kể nhất là Hoàng Kim...

Lục thập hoa giáp là gì? Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60 Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo...

Sống không tham, chết chẳng hối tiếc

Dương Vinh người Kiến An, nay là huyện Phúc Kiến Trung Quốc, tự là Miễn Nhân, là một trong những danh thần lỗi lạc của triều Minh. Ông cùng với...

Ca-ve là gì?

Ca-ve là gì? ca-ve phiên âm của tiếng lóng cavert mà học sinh nam trường Pháp, ở Việt Nam những năm 50 của thế kỷ 20. Dùng để chỉ một...

Về chiếc khèn trong văn hóa Việt

Chúng ta thường đặt câu hỏi về nguồn gốc của nhạc cụ mà được gọi là khèn bè. Có nhiều nhà khoa học cho rằng nhạc cụ nầy đến từ...

Thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt cùng với các ngành nghề nguyên thủy

Thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt xuất hiện góp phần tạo ra sự đột phát về năng suất lao động, đưa loài người đến gần hơn ngưỡng cửa...

Nguồn Gốc Của Phở

Nhân đọc bài Phở Việt Nam trên Văn chương Việt, chúng tôi thử đi tìm cội nguồn của món ăn này trên Internet. Thật bất ngờ, khi gõ từ khóa nguồn gốc của...

Bạc Liêu: Vọng mãi khúc “Dạ cổ hoài lang”

“Bên nước ngọt, biển cho muối nhiều, bên nước ngọt, phù sa vun bồi; dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu…”, câu hát về xứ Bạc Liêu trong bài...

Vì sao người Nhật chỉ đứng ở một bên thang cuốn?

Nếu bạn đang ở trong siêu thị, có việc rất quan trọng và vội vã đi về nhà, nhưng thang cuốn lại đông nghịt người, không cách nào di chuyển...

Xe xưa trên lối cũ – Phần 3: Xe chở khách miền Nam trước 1975

Phương tiện chuyên chở khách bằng xe hơi ở miền Nam trước 1975 rất đa dạng. Thời Pháp thuộc-Hòn Ngọc Viễn Đông trước 1954, người Pháp đã xử dụng một...

Bùi Giáng, Ðại Lão Cái Bang

Lời Tác Giả: Bài viết Bùi Giáng, Ðại Lão Cái Bang cho Giai Phẩm Xuân Bính Tý (1996) của tuần báo Tình Thương của nhà văn Lâm Tường Dũ (hiền...

Loạt ảnh quý giá về Việt Nam năm 1926

Tử Cấm Thành Huế, hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, động Huyền Không Đà Nẵng… là một số nét chấm phá về Việt Nam năm 1926 trong loạt ảnh người Pháp...

Exit mobile version