Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mai một là gì?

Thoạt nhìn, khi thấy hai tiếng đều có cùng phụ âm đầu m, ta dễ hiểu lầm “mai một” là từ láy. Thực tế không phải như vậy, vì cả “mai” và “một” đều là những từ có nghĩa.

“Mai” vốn là một từ gốc Hán viết bằng chữ 埋 có nghĩa là “chôn, vùi, che lấp”. Đây cũng là “mai” trong “mai táng” (埋葬), tức “chôn cất người chết”. Như vậy, đáng lý ra “mai táng” chỉ dùng để nói về việc chôn cất người mất, nhưng sau này nghĩa của nó đã mở rộng ra, bao gồm mọi phương thức xử lý xác chết, kể cả “hoả táng” (火葬 – thiêu xác), “thuỷ táng” (水葬 – thả xác trôi sông), “thiên táng” (天葬 – để xác ở một vùng cao giữa trời)… Còn hình thức “chôn cất dưới đất” trở thành “thổ táng” (土葬) hay “địa táng” (地葬). Ngoài ra, “mai” ở đây còn xuất hiện trong “mai phục” (埋伏) với “phục” (伏) là “nằm ép mình xuống”; hay “mai danh ẩn tích” (埋名隱跡 – chôn tên, giấu vết)…

Kỳ 1: Nhiều nét văn hóa thiểu số bị mai một, biến đổi

Còn “một” ở đây thì sao? Đây cũng là từ gốc Hán viết bằng chữ 沒 có nghĩa là “chìm đắm, bị ngập nước”. Từ này đôi khi được sử dụng với nghĩa là “mất, chết”, và cũng xuất hiện trong vài từ ít dùng như “một hứng” (mất hứng), “một ẩm” (uống rượu nhiều quá giống như chìm trong rượu), “một tự bi” (tấm bia không chữ, chỉ người ngu dốt, ít học)… Tất nhiên từ này không liên quan gì đến “một” trong “số một”, càng không có quan hệ gì với “mọt” trong “con mọt” cả.

Tóm lại “mai một” là từ Hán Việt viết bằng hai chữ 埋沒, với “mai” là “chôn vùi”, “một” là “chìm đắm”. Trên cơ sở này ta mới có nghĩa chuyển là “mất dần hoặc mất hẳn, không còn ai biết đến, do không được phát huy, sử dụng (nói về vốn quý tinh thần)” (từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên).

(Tham khảo Thạc sĩ Phạm Tuấn Vũ)

20 món ăn vặt “thần thánh” khiến 8x nhớ nhung tuổi thơ “quay quắt”

Kem que, kẹo bông, kẹo kéo hay mì tôm trẻ em… những món ăn vặt khiến các 8x, 9x đời đầu ước ao có một vé trở vể tuổi thơ...

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Anh Bằng qua lời kể của Lê Dinh

Đầu năm 1966, một ngày vào khoảng giữa trưa, lúc tôi đang làm việc trong phòng Sản Xuất, đài Phát thanh Sài Gòn, có một anh quân nhân, mặc sắc...

Lịch sử trồng lúa Việt Nam

1. TỔNG QUAN Nguồn gốc và phân bố cây lúa luôn là đề tài tranh luận nóng bỏng của các nhà khoa học và khảo cổ học thế giới. Tuy...

Văn hoá dòng tộc Việt Nam

Dòng họ là một hiện tượng lịch sử – văn hóa mang tính phổ quát, xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại và tồn tại ở mọi nền...

Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến của Việt Nam

Án sát: Tháng 6 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), đặt chức Án sát ở 12 Thừa tuyên và đặt bát y (tức Đô ty, Thừa ty, Hiến ty) ở Quảng...

Nghi thức về TANG LỄ của người Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn

Là một dân tộc vốn coi trọng huyết thống gia đình, thân tộc, tang lễ là một sự kiện rất quan trọng trong gia đình người Hoa, những tang phục...

Nhơn vật Hoa kiều hồi Tây mới qua

Những nhơn vật Trung Hoa đặc sắc nhứt từ buổi tây sang Nam Việt. Trong sách khảo về Tôn Thọ Tường, ông Khuông Việt có ghi nơi trương 51 và...

Ngôi nhà Hội đồng Dư ít người biết ở vùng Nam Bộ

Với người dân Nam Bộ nói riêng và người mê cải lương nói chung, không ai không biết đến vở cải lương “Tiếng hò sông Hậu” của soạn giả Điêu...

Tìm hiểu quá trình mở rộng lãnh thổ của người Việt xuống phía Nam

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cương giới lãnh thổ luôn là một vấn đề thiêng liêng của từng quốc gia, từng dân tộc. Việc phân định ranh giới giữa các quốc...

Xanh và xoong, tục gõ xoong

Xanh và xoong không phải là hai từ cùng nguồn gốc: một đằng có gốc Hán, một đằng thuộc gốc Pháp. Xanh là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn...

Nhạc sĩ Phạm Duy “Biết ái tình ở dòng sông Hương”

Nhạc sĩ Phạm Duy sinh trưởng ở Hà Nội (5.10.1921), một thời gian dài sinh sống ở miền Nam và nước ngoài, tác phẩm của ông gắn bó với nhiều...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 7/9 – Hồi tây mới qua

Đây phải đâu chỉ có bọn dọn bàn làm bá chủ tại Sài Gòn thưở giao thời, khi Tây mới qua. Tiếp theo còn những giới đặc sắc nhứt -...

Exit mobile version