Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nghĩa của từ Bá đạo

Bá đạo là từ được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày hiện nay và trở thành trào lưu nhiều bạn thích thú. Những câu nói miệng như “Anh ta thật là bá đạo”, “Thằng ấy chơi game bá đạo”, “Thiệt là bá đạo”… chắc hẳn bạn nghe thấy nhiều nhưng có thể vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa. Vậy bá đạo là gì? 

Trong Hán Việt từ điển giản yếu, học giả Đào Duy Anh giảng từ bá đạo (霸道) như sau: “cái chính sách khinh nhân nghĩa, chuộng quyền thuật“. Quan điểm Nho giáo trước kia tồn tại hai học thuyết gồm vương đạo và bá đạo. Theo đó, vương đạo (còn gọi là học thuyết đế vương) là đường lối dùng nhân nghĩa để cai trị thiên hạ; ngược lại với bá đạo” là đường lối dùng vũ lực để cai trị thiên hạ.

Trong từ Bá đạo thì đạo là thành phần chính còn  chỉ là thành phần thêm nghĩa.

Đạo (道) là một danh từ có nghĩa gốc là “đường đi”, từ đó mới phái sinh ra nghĩa bóng mà ta có thể thấy dùng để chỉ:

• Kỹ thuật, nghệ thuật, phương thức: trà đạo, hoa đạo, nhu đạo, y đạo…;

• Tôn giáo: bần đạo, an bần lạc đạo, truyền đạo, tuẫn đạo…;

Còn  thì được Hán Việt tân tự điển của Nguyễn Quốc Hùng giảng là “vua chư hầu” (nếu là danh từ), “ỷ sức mạnh” (nếu là động từ); Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh giảng là “lãnh tụ các nước chư hầu – Làm lớn, xưng hùng“.

Cứ như trên thì bá đạo có thể được hiểu là “đường lối cai trị dựa trên quyền thế và bạo lực”. Nghĩa này đã được nói rõ tại mục “Vương đạo và bá đạo” trong quyển Giải thích các danh từ triết học của Trung Quốc (Doãn Chính, Trương Giới, Trương Văn Chung dịch, NXB Giáo dục, 1994, trang 61).

Nhưng bá đạo còn có những nghĩa “đời thường” hơn, đó là “ngang ngược bất chấp phải trái”; “nguy hiểm”; “cực mạnh”. Nghĩa “đời thường” này còn được thể hiện trong thành ngữ “hoành hành bá đạo” có nghĩa là làm bậy làm càn, bất phân phải trái. Những cái nghĩa đời thường này thường được ứng dụng trong tiểu thuyết võ hiệp của Tàu và theo đó là phim Tàu, rồi trò chơi điện tử, từ đây lại được giới trẻ Việt Nam thu nhập vào khẩu ngữ của tiếng mẹ đẻ với những cái nghĩa chưa có nội dung thật sự rạch ròi trong những cách nói như:
– Uống bia kiểu bá đạo;- Những dáng ngồi bá đạo;

– Biển quảng cáo bá đạo…

Một số cư dân mạng đã “đúc kết” nghĩa của bá đạo như sau: vô đối, siêu phàm; có tính khí ngang ngược; khủng; lạ lùng, không tưởng tượng được. Những cái nghĩa này, suy đến cùng, cũng thuộc quỹ đạo nghĩa “đời thường” của danh ngữ bá đạo trong tiếng Hán mà thôi.

Xe khách ‘siêu tải trọng’ ở Việt Nam đầu thập niên 1990

Những chiếc xe khách với “núi” hàng hóa ngồn ngộn trên nóc là hình ảnh quen thuộc trên mọi nẻo đường ở Việt Nam đầu thập niên 1990. Cùng ôn...

Cuộc sống ở Huế và Đà Nẵng năm 1970

Nữ sinh trên xe Honda, hiệu cắt tóc ở nông thôn, xóm ổ chuột bên sông… là những hình ảnh sống động về đời thường ở Huế và Đà Nẵng...

Nguồn gốc của câu: “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn”

“Nhân vị tài tử, điểu vị thực vọng” (Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn) là câu thành ngữ có thể rất nhiều người đã từng nghe...

Ông Đạo – một hiện tượng tôn giáo lý thú ở Nam Bộ

Trong những chuyến khảo sát điều tra điền dã dân tộc học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tôi đã được nghe nhiều chuyện về ông Đạo. Đọc một...

Chuyện tình lá Diêu Bông

Lá Diêu Bông không hiện hữu trên trái đất này thì làm sao ai mà tìm thấy được và như thế thì chẳng khác nào người đẹp gieo cầu trong...

Những nghi lễ gia đình của người Hoa ở Nam bộ

Hiện nay ở nước ta có gần một triệu người Hoa. Họ cư trú ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, trong đó tập trung đông đảo ở các...

Ngô Sĩ Liên Còn Có Ẩn Ý Nào Khác Chăng?

Vấn Đề Về Các Sự Phân Biệt Trong Thế Kỷ Mười Lăm  Lời người dịch:  Tác giả công trình nghiên cứu này — một học giả Tây Phương hàng đầu...

Trang phục thời kỳ Hùng Vương – Phần 1

Dân tộc Việt có một quá khứ đáng tự hào và trân trọng, các vị vua Hùng chính là “linh hồn” kiến tạo nên giai đoạn lịch sử quan trọng...

Có phải chữ quân 君 trong tiếng Hán không bao giờ dùng để chỉ phụ nữ hay không?

Có phải chữ quân 君 trong tiếng Hán không bao giờ dùng để chỉ phụ nữ hay không? Nhiều người đã ngộ nhận như thế. Thật ra trong Hán ngữ,...

Những câu châm ngôn giúp bạn tỉnh ngộ

Lâm Tắc Từ có đúc kết “10 vô ích” được người đời coi là những câu châm ngôn kinh điển nhất của ông. Không chỉ người Trung Quốc mà người...

Đi tìm hương vị bánh canh, bánh căn ngày cũ

Từ năm 2001, nhà nhiếp ảnh quê California Oliver Klink1 đã nhìn ra những thứ đang mất đi ở những làng quê châu Á và ông đã tìm cách giữ...

Trọn bộ 270 bức ảnh về Hà Nội năm 1991-1993 của Hans-Peter Grumpe – Phần 1

Hàng trăm khoảnh khắc đời thường bình dị ở Hà Nội đầu thập niên 1990 đã được nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe ghi lại một cách vô cùng...

Exit mobile version