Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc của câu “Mặt người dạ thú”

Có xuất xứ từ câu “Nhân diện thú tâm”

Trong cuộc sống, câu thành ngữ này thường được dùng để chỉ loại người có phẩm chất đạo đức kém, những người trong lòng chứa đầy những âm mưu nham hiểm, ác độc như loài dã thú.

Vậy, nguồn gốc câu thành ngữ này từ đâu mà có? Xưa kia, có một thương gia thường hay đi lại mấy nước vùng Nam Hải để buôn bán những thứ như đá quý, mai rùa…v…v…Có một lần, con thuyền buôn đang lênh đênh trên biển thì gặp phải gió lớn và con thuyền bị lật. Quá sợ hãi, anh ta cứ nhắm mắt lại rồi ôm chặt lấy cột buồm, mặc cho con thuyền bị lật trôi dạt tới đâu thì tới.

Cuối cùng con thuyền cũng trôi dạt đến một bờ biển của một hòn đảo nọ. Khi đã lên được bờ, anh ta tìm đến một hang núi để trú thân. Bỗng có một con tinh tinh đi vào hang, thấy dáng vẻ anh ta đói khát và tiều tụy, nó cảm thấy rất đáng thương, liền đi tìm thức ăn như hạt đậu, củ cải về cho anh ta ăn, còn nhường nệm trải từ lông chim cho anh ta nằm ngủ. Tinh tinh còn ngồi bên cạnh anh ta và kêu thành tiếng dường như muốn an ủi anh ta.

Cứ như vậy nó đã phục vụ anh ta hơn một năm. Một hôm, trong lúc đi kiếm ăn, con tinh tinh trông thấy có một chiếc thuyền lớn cập vào ven đảo để tìm nước ngọt, con tinh tinh mừng rỡ đỡ anh ta đi ra phía con tàu.

Rất may là những người trên con thuyền đó lại là những bạn đã từng buôn bán với anh ta. Sau khi đã lên được trên tàu, anh ta kể với mọi người lý do về sự có mặt của mình trên đảo và cuối cùng nói với các bạn rằng: “Máu của loài tinh tinh có thể dùng để nhuộm vải, hàng trăm năm cũng không phai, tại sao không bắt con tinh tinh đó?” Các bạn anh ta vừa nghe xong bèn nổi giận và nói với anh ta: – “Tinh tinh tuy là loài thú vật nhưng lại có cái tâm của một con người, còn anh tuy là con người nhưng lại có cái lòng của loài thú vật”.

Và bọn họ bèn xúm lại rồi đẩy anh ta xuống biển, thật đáng đời. Mọi người loan truyền câu chuyện này đi rất xa, rất xa, từ đó hình thành câu thành ngữ “Mặt người dạ thú”.

Ngày nay, người Trung Quốc và người Việt Nam thường dùng câu thành ngữ này để nói đến những kẻ ác độc, những kẻ vong ân phụ nghĩa lại những người đã cưu mang mình, đã cứu giúp mình.

Cao Bằng và Lạng Sơn năm 1993 – Phần 2

Thác Bản Giốc hùng vĩ, làng buôn lậu trên biên giới Việt – Trung, những cung đường “không đi nổi”… là loạt ảnh khó quên về Cao Bằng và Lạng...

Ngày Phụ Nữ 03/03/1960 Tại Sài Gòn Năm Xưa

Saigon 1960 - Nữ sinh Trưng Vương diễn hành trong ngày Phụ Nữ Xe hoa trường Nữ Trung Học Trưng Vương Nữ sinh Gia Long diễn hành trong ngày Phụ...

Nước mắm ngon dầm con cá liệt

Nước mắm và mắm là những món ăn đặc biệt của Đại Tộc Việt, của Lạc Việt sông nước có một nền văn minh và văn hóa sông nước: Trồng...

Ký ức về đoàn hát Kim Chung

Trước 1954 đoàn Kim Chung thành lập ở ngoài Bắc, cũng là một đoàn hát có bề thế, nổi tiếng, chủ nhân là ông Trần Viết Long, một công tử...

Đại lễ phục triều đình An Nam – Grande tenue de la cour d’Annam (1902)

Đây là bộ tranh vẽ thuốc nước và bột màu trên giấy, mô tả Phẩm phục sử dụng trong triều đình Huế – Việt Nam, được ghi là của Nguyễn...

Tế Công điên điên khùng khùng thực ra chính là Chân Phật hạ thế

Bên trong Đại Hùng Bảo Điện ở rừng Đàn Hương, núi Cửu Hoa có một bức tượng rất đặc biệt, đó là tượng “hoà thượng điên” Tế Công trong dáng...

Dưới triều Nguyễn, người đánh con riêng của chồng (vợ) đến chết có thể bị xử tội chết

Ngày 19 tháng 5 năm Tự Đức thứ 2 (1849), Tuần phủ Bắc Ninh hộ lý Ninh Thái Tổng đốc quan phòng Trương Văn Uyển trình tấu về bản án...

Xướng ca vô loài

Sách vở thường nói rằng xã hội Việt Nam ngày xưa có "Sĩ, nông, công, thương". Như vậy là còn thiếu. Người ta đã cố ý không kể một hạng người...

Chính sách cấm đạo Công giáo thời Minh Mạng

Bắt đầu từ năm 1825 trở đi thực dân Pháp tăng cường xâm nhập vào Việt Nam dưới mọi hình thức trong đó có hình thức truyền đạo. Hoạt động...

Bolero Và Người Việt

Trước đây khi tôi nghe những chương trình tin tức và bình luận về âm nhạc trong nước trên radio, lúc ấy vào khoảng cuối những năm 2000, người ta...

Hồi ức một thời về Vũng Tàu – Cap Saint Jacques

Vũng Tàu – Cap Saint Jacques, nơi từng là biên giới xứ Chân Lạp, được các chúa Nguyễn lấy về trong quá trình mở mang bờ cõi, rồi phát triển...

Húy của Vua Gia Long là Anh hay Ánh?

Hầu như người Việt Nam nào có bước chân tới trường, qua ngưỡng cửa Trung học (cấp 2) cũng ít nhiều biết được tên thật của vua Gia Long (1802-1819),...

Exit mobile version