Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc của câu “Mặt người dạ thú”

Có xuất xứ từ câu “Nhân diện thú tâm”

Trong cuộc sống, câu thành ngữ này thường được dùng để chỉ loại người có phẩm chất đạo đức kém, những người trong lòng chứa đầy những âm mưu nham hiểm, ác độc như loài dã thú.

Vậy, nguồn gốc câu thành ngữ này từ đâu mà có? Xưa kia, có một thương gia thường hay đi lại mấy nước vùng Nam Hải để buôn bán những thứ như đá quý, mai rùa…v…v…Có một lần, con thuyền buôn đang lênh đênh trên biển thì gặp phải gió lớn và con thuyền bị lật. Quá sợ hãi, anh ta cứ nhắm mắt lại rồi ôm chặt lấy cột buồm, mặc cho con thuyền bị lật trôi dạt tới đâu thì tới.

Cuối cùng con thuyền cũng trôi dạt đến một bờ biển của một hòn đảo nọ. Khi đã lên được bờ, anh ta tìm đến một hang núi để trú thân. Bỗng có một con tinh tinh đi vào hang, thấy dáng vẻ anh ta đói khát và tiều tụy, nó cảm thấy rất đáng thương, liền đi tìm thức ăn như hạt đậu, củ cải về cho anh ta ăn, còn nhường nệm trải từ lông chim cho anh ta nằm ngủ. Tinh tinh còn ngồi bên cạnh anh ta và kêu thành tiếng dường như muốn an ủi anh ta.

Lý sự cùn của loài mặt người dạ thú – Nhân Văn Việt

Cứ như vậy nó đã phục vụ anh ta hơn một năm. Một hôm, trong lúc đi kiếm ăn, con tinh tinh trông thấy có một chiếc thuyền lớn cập vào ven đảo để tìm nước ngọt, con tinh tinh mừng rỡ đỡ anh ta đi ra phía con tàu.

Rất may là những người trên con thuyền đó lại là những bạn đã từng buôn bán với anh ta. Sau khi đã lên được trên tàu, anh ta kể với mọi người lý do về sự có mặt của mình trên đảo và cuối cùng nói với các bạn rằng: “Máu của loài tinh tinh có thể dùng để nhuộm vải, hàng trăm năm cũng không phai, tại sao không bắt con tinh tinh đó?” Các bạn anh ta vừa nghe xong bèn nổi giận và nói với anh ta: – “Tinh tinh tuy là loài thú vật nhưng lại có cái tâm của một con người, còn anh tuy là con người nhưng lại có cái lòng của loài thú vật”.

Và bọn họ bèn xúm lại rồi đẩy anh ta xuống biển, thật đáng đời. Mọi người loan truyền câu chuyện này đi rất xa, rất xa, từ đó hình thành câu thành ngữ “Mặt người dạ thú”.

Ngày nay, người Trung Quốc và người Việt Nam thường dùng câu thành ngữ này để nói đến những kẻ ác độc, những kẻ vong ân phụ nghĩa lại những người đã cưu mang mình, đã cứu giúp mình.

Lịch sự trong lời nói

Người lịch sự phải tránh đi lời nói thô lỗ, tục tằn. Trái lại, trên môi họ luôn có những tiếng như cám ơn, xin lỗi… Cám Ơn Khi chúng...

Súp hay Xúp?

Súp hay Xúp? Từ chính xác phải là “xúp”. Đây là từ mượn từ tiếng Pháp soupe, cùng một nguồn với từ tiếng Anh “soup”. Tuy viết là “soupe” nhưng...

Hình chim trên trống đồng Lạc Việt

 1. Xuất xứ của chữ “Lạc” Tài liệu bằng văn bản quan trọng đầu tiên về chữ 雒 (lạc) trong danh từ 雒越 (Lạc Việt/Lo Yueh), cho đến ngày nay...

Ảnh về phụ nữ miền Bắc đầu thế kỷ 20

Những bức ảnh của tác giả người Pháp đã khắc họa đời sống sinh hoạt, trang phục và những nét đẹp của phụ nữ nông thôn Việt Nam đầu thế...

Nghề vẽ bảng hiệu ở Sài Gòn – Gia Định

Ngày trước, và nay cũng vậy, trước khi khởi nghiệp, mở một cửa hàng buôn bán, nghiệp chủ thường nghĩ ngay đến việc đi thuê tiệm vẽ bảng quảng cáo...

Đèn lồng phố cổ Hội An

Hội An, con phố cổ lấp lánh bên hạ lưu sông Thu Bồn, nổi tiếng với những kiến trúc cổ đã nhuốm màu thời gian mang đậm dấu ấn phương...

Người Việt bắt đầu có họ từ khi nào?

Giả thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc các họ của người Việt, đó là ban đầu người Việt không có họ, trong thời Bắc thuộc, khi sống trong sự...

Nữ minh tinh Jane Fonda ở Hà Nội năm 1972

Tháng 7/1972, khi không quân Mỹ mở chiến dịch ném bom dữ dội vào Hà Nội bằng máy bay B-52, ngôi sao điện ảnh Mỹ Jane Fonda đã ghé thăm...

Chiếc thuyền đụng chiếc đò

Một chiếc đò sang sông. Có chiếc thuyền không có người, đâu trôi đến, đâm phải. Người lái đò tuy hẹp bụng đến đâu cũng không lấy làm giận. Giả...

Tục Ngữ – Ca Dao về ngày Tết Nguyên Đán

Chuyện xưa kể rằng: Vào một thời xa xưa lắm, người đang sống yên ổn thì một bầy quỷ dữ đến xâm lăng. Chúng dùng mưu mô quỷ quyệt chiếm...

Ảnh hiếm về tục chơi cờ người ở Việt Nam xưa

Cờ người là một trò chơi dân gian thường được tổ chức vào các dịp lễ hội cổ truyền ở Việt Nam. Về bản chất, đây là môn cờ tướng...

Triều Nguyễn làm được gì trong 150 năm tồn tại

Sổ tay văn hoá Việt Nam của Trương Chính và Đặng Đức Siêu (Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 1978), trang 324, có viết rằng “trong gần 150 năm, các vua...

Exit mobile version