Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc của cách gọi ” ĐÀO “, “KÉP” trong nghệ thuật dân gian

Chúng ta thường thấy trong các loại hình nghệ thuật dân gian, nghệ sĩ nữ được gọi là “đào”, nghệ sĩ nam được gọi là “kép”. Cách gọi này vốn xuất phát từ lĩnh vực ca trù. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn nguồn gốc sâu xa của từ “đào”, “kép” cũng như các thuật ngữ khác của ca trù.

Trước hết, nói về “đào” hay “ả đào”, Tầm nguyên từ điển của Lê Văn Hoè có giảng vào đời vua Trần Nhân Tông, quân ta phá tan giặc Nguyên và bắt được một người tên Lý Nguyên Cát. Người này ở lại nước Nam, truyền nghề hát bội để các cung nữ phục vụ vua. Trong các tuồng của y có vở “Vương mẫu, bàn đào” rất được ưa thích, vở này sử dụng rất nhiều cung nữ đóng vai dâng đào. Vì ảnh hưởng của vở hát trên mà từ đó sau người ta gọi con hát là “ả đào”, tức “ả dâng đào” hay “ả đóng tuồng bàn đào”. Tuy nhiên lập luận này khá vô lý vì theo các nguồn tư liệu khác, Lý Nguyên Cát là người thời Đường, không thể nào bị bắt trong kháng chiến chống Nguyên. Ngoài ra cũng có nhiều sách chỉ ra rằng cách gọi ả đào có từ thời Lý, nên không thể giải thích như trên được.

Sách Việt sử tiểu án của Ngô Thời Sĩ đưa ra một giả thuyết hợp lý hơn: vào đời vua Lý Thái Tổ có người ca nhi tên Đào Thị nổi danh múa giỏi hát hay, từng được vua ban thưởng. Sau người ta mộ danh nàng mà gọi những con hát là Đào nương hay ả đào. Nhắc đến đào thì người ta nghĩ đến quả đào, từ đó có liên hệ với quả mận. Vì vậy mà còn có cách gọi khác là ả mận, âu cũng chỉ là cách chơi chữ dựa trên sự trùng âm, như kiểu “tiếng Anh tiếng em” vậy.

Còn về “kép”, từ này vốn cũng chỉ dùng để nói về ca nhi. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, con hát vào đời vua Lý được gọi là quản giáp. Sách Việt Nam ca trù biên khảo có chỉ ra Hán tự của “quản giáp” là 管甲, nhưng không thấy cơ sở. Theo cúng tôi thì sách đã lầm với chứng quản lý quân đội trong triều đình, vì chữ giáp (甲) chỉ dùng trong áo giáp, không liên quan gì đến con hát cả. Có lẽ chữ “giáp” đúng phải là 䇲, nghĩa là (cặp) đũa, ý chỉ bộ phách của ca nương. Chữ “giáp”(䇲) còn có cách đọc khác là “kép”, bởi thế mới phát sinh ra cách gọi con hát là “kép”.

Theo thời gian, từ “kép” bị mất nghĩa dần, người ta không rõ “kép” là ai, chỉ biết trong đoàn hát thì có “đào” và “kép”. “Đào” được dùng rất phổ biến nên được hiểu ngay là ca nữ, vì thế theo phép loại trừ, dân gian gán luôn “kép” để chỉ người đánh đàn đáy, dù từ này vốn cũng để chỉ đào nương. Người chơi đàn vốn cũng có thể là nữ, sau có lẽ do nữ tập trung để phục vụ hát xướng nên đổi sang thành nam. Vô hình trung, “kép” để chỉ người nam đánh đàn, sau mở rộng ra chỉ tất cả những nghệ sĩ nam trong đoàn hát.

Còn về “chầu” thì đây là từ để chỉ việc hầu nhạc cho vua, nên sân diễn tấu gọi là “sân chầu”, trống điều khiển ca hát là “trống chầu”, người điều khiển gọi là người “cầm chầu”. Hát ca trù còn được gọi là hát nhà trò do các con hát xưa thường vừa hát vừa ra bộ, múa uốn éo lên xuống, có khi như người điên, người say rượu. Vừa hát vừa làm trò nên gọi hát nhà trò. Về từ “cô đầu”, có người cho rằng “đầu” nghĩa là “đẹp”, và “cô đầu” là người con gái đẹp. Cũng có ý kiến nói do các con hát thường phải đóng một món tiền thế chân cho thầy dạy gọi là “tiền đầu”, nên những ca nhi nổi tiếng có được nhiều tiền trả thầy thì gọi là “cô đầu”.

Kho báu còn lại của triều Nguyễn ở Monnaie De Paris

Ngày 05/07/1884, chỉ một tháng sau khi ký hoà ước Giáp Thân (còn gọi là hòa ước Patenôtre), quân đội Pháp vào được thành Huế và khám phá kho báu...

Ăn Trông Nồi, Ngồi Trông Hướng nghĩa là gì?

Từ xa xưa, cha ông chúng ta thường hay nhắc nhở con cháu về cách cư xử thế nào cho thuận thảo với bà con ruột thịt trong thân tộc,...

Gom góp từ ngữ của miền Nam và Saigon xưa

Nhằm để ghi nhớ lại những từ mà ngày xưa người Saigon/Miền Nam hay dùng như: Mèn ơi, Nghen, Hén, Hen, Tà Tà, Thềm ba, Cà rịch cà tang, tàn...

Tục Ngữ – Ca Dao về ngày Tết Nguyên Đán

Chuyện xưa kể rằng: Vào một thời xa xưa lắm, người đang sống yên ổn thì một bầy quỷ dữ đến xâm lăng. Chúng dùng mưu mô quỷ quyệt chiếm...

Xe công cộng của người bình dân Sài Gòn xưa

Bóng dáng xe Lam không còn xuất hiện trên đường, song loại xe 3 bánh với tiếng nổ “bành bành” từng là một phần cuộc sống của người Sài Gòn...

Họa sĩ Tạ Tỵ hồi ức về nữ danh ca Thái Thanh

Tôi hỏi, ban hợp ca gồm có những ai? Duy nói, toàn anh em trong gia đình cả, như Thái Hằng, Phạm Đình Viêm (tức Hoài Trung), Phạm Đình Chương...

“Xử dụng” hay “Sử dụng”?

Trong cuốn Ngữ Vựng Tiếng Việt đầu tiên (Westminster, CA, 2017). Nơi trang 6, Giáo Sư Trần Ngọc Ninh cho biết theo nhận xét của ông, “trong số các nhà...

Lễ lại mặt có ý nghĩa gì?

Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ,...

Lê Hoàn – Lê Đại Hành – Vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt – Đánh Tống, Bình Chiêm

Vào giờ dần, ngày rằm tháng Bảy, năm Tân Sửu (941), cuối ngôi làng nhỏ thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa, một em bé nghèo "bố...

Ca khúc “Em tôi” và cuộc tình dang dở của nhạc sỹ Lê Trạch Lựu

Nhạc sỹ Lê Trạch Lựu sinh ngày 6-9-1936 tại Hà Nội. Trong sự nghiệp âm nhạc của mình, ông đã sáng tác hơn 10 ca khúc nhưng nổi tiếng nhất...

Ngô Vũ Vương – Ngô Quyền – Và trận Bạch Đằng lừng danh thiên hạ

Ngô Quyền (chữ Hán: 吳權; 12 tháng 3 năm 898 – 14 tháng 2 năm 944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương (前吳王) hoặc Ngô Vũ...

Vì sao lại nói ” Có mà đến mùa quýt “

Dân gian thường truyền nhau câu “có mà đến mùa quýt” để chỉ sự việc còn lâu lắm mới xảy ra, thậm chí có thể không bao giờ xảy ra....

Exit mobile version