Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc của câu “bắt cóc bỏ đĩa”

Có câu chuyện: Không rõ ở vùng nào, có một phú ông có cô con gái xinh đẹp đã đến tuổi gả chồng.

Phúc ông kén rể thật kỳ cục: Ai mà chăn con cóc không nhảy ra khỏi đĩa trong thời gian một tuần hương thì người đó sẽ được làm rể.
Đã có nhiều người trong vùng đến thử tài nhưng đều bị thua cuộc.
Vào dịp ấy, có một chàng trai đến làm công cho gia đình phú ông. Chàng trai khỏe mạnh, làm ăn chăm chỉ lại thông minh nên con gái phú ông ngỏ lòng yêu mến. Một hôm nhân lúc Phú ông đi vắng, cô gái mới lẻn ra vườn gặp chàng trai. Hai người quyến luyến nhau rồi bàn cách thi tài.

Một ngày kia, phú ông lại tổ chức kén rể. Hôm thi tài, thấy chàng trai làm công cho nhà mình tham dự, phú ông lên mặt mới bảo:

– Mày thi không được thì công mày làm cho ông bấy lâu nay không được tính, rõ chưa!

Chàng trai mới hỏi lại:

– Thế nếu con thi mà thành thì ông tính thế nào?

Trước nhiều người, phú ông không thể nói khác, bèn cao giọng:

– Thì mày lấy con gái ông.

Cuộc thi diễn ra thật hấp dẫn. Mỗi người thi đều thả vào cái đĩa để vào giữa sân một con cóc của mình đem đến rồi cầm cái que mà chăn dắt không cho nó nhảy ra khỏi đĩa. Que thì bé, đĩa thì nông, con cóc lại bị kích động bởi cảnh hô hét ầm ĩ nên thoắt một cái nó nhảy ra khỏi đĩa. Đã có đến mười người thi đều thất bại. Đến lượt chàng trai, chàng bỏ cóc của mình vào đĩa. Con cóc ngồi im ngoan ngoãn. Chàng trai cầm que dứ dứ và nói: “Cóc ngoan, cóc ngồi đừng nhảy”. Hết tuần hương, con cóc vẫn ngồi trong đĩa, buộc phú ông phải tuyên bố là chàng trai thắng cuộc. Thì ra chàng trai đã làm theo lời cô gái cho cóc uống rượu trước khi đi thi. Còn cô gái, nhân lúc mọi người sơ ý mới bẻ đi một nửa phần cây hương trước khi châm lửa.

Cũng như chuyện trên, ở một số vùng Sơn Tây cũng có một trò chơi độc đáo vào kỳ lễ hội mùa xuân. Người chơi ăn mía, lấy bã để nấu cơm. Vừa ẵm em, vừa chăn một con cóc trong một cái vòng. Cơm chín, em không khóc, cóc không nhảy ra thì người đó thắng cuộc.
Có thể thấy việc bắt cóc bỏ đĩa khiến ta hình dung ra việc làm không mang lại hiệu quả gì, tốn công vô ích lại bị chê cười. Tuy nhiên, bắt cóc bỏ đĩa” cũng còn là sự thách đố. Đố ai làm được cái việc không bao giờ làm được ấy.

Đố ai bắt cóc bỏ vung
Thì ta cưới được con ông quan nghè
(ca dao)

Theo “Điển tích thành ngữ” của Tiêu Hà Minh

Vì sao chân dung trên đồng xu là hình bán diện còn trên tiền giấy là hình trực diện?

Việt Nam đã ngừng đúc và lưu thông tiền xu từ năm 2011, nhưng loại tiền này lại khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Ngay từ thế...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 3

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Đi tìm An Dương vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ

LỜI NÓI ĐẦU Thuyết-truyền vua An-dương, Mị-châu, Trọng-thủy – với những hình-tượng Loa thành, Rùa vàng, nỏ thần, áo lông ngỗng, ngọc trai giếng nước – là một truyện cổ...

Đi tìm con cháu thuyền nhân Việt Nam 849 năm về trước

Ngày 17 tháng 9 năm 1957, Tổng Thống Ngô Đình Diệm công du Ðại Hàn (1). Năm sau, ngày 6 tháng 11 năm 1958, Tổng thống Ðại Hàn Dân quốc...

Đôi nét về sự ra đời của cảng Cam Ranh

Cam Ranh nằm ở vị trí chiến lược cả về quân sự lẫn dân sự, tại khu vực vịnh nước sâu nhất Đông Nam Á. Cảng Cam Ranh ra đời...

Những thiếu sót và bất hợp lý trong sử sách về Mạc Đăng Dung và nhà Mạc

Nhận thức phổ biến ngày nay về Mạc Đăng Dung và nhà Mạc dựa chủ yếu vào các bộ sử dưới thời Lê Trung hưng, trên cả phương diện dữ...

Đôi điểu về nạn cờ bạc trong lịch sử Việt Nam

Nạn cờ bạc ở nước ta thời xưa gieo rắc ảo tưởng giàu sang, khiến đến vua cũng có người ham chiếu bạc, quan bỏ việc say đỏ đen. Cờ...

5 giai đoạn xâm lấn Biển Đông từ 1946 đến nay của Trung Quốc

Lợi dụng các khoảng trống quyền lực nước lớn tại Đông Nam Á / Biển Đông, Trung Quốc từng bước trắng trợn chiếm đoạt biển đảo của các quốc gia...

Cửu Huyền Thất Tổ là gì? bao gồm những ai?

Cửu Huyền Thất Tổ (chữ Hán: 九玄七祖) là cụm từ thường xuất hiện trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam, với ý nghĩa bao gồm các vị ông bà tổ...

Ngô Viết Thụ, Nhà kiến trúc sư cha đẻ của Dinh Độc Lập ở Sài Gòn

Ngô Viết Thụ không chỉ đơn giản là một kiến trúc sư thiết kế những công trình để lại dấu ấn sâu sắc mà ông còn là một họa sĩ,...

Vua Việt Nam thời xưa mặc gì?

Trên phim ảnh Việt Nam hiện tại, trang phục vua chúa chưa hoàn toàn được chính xác. Sau đây mình chỉ xin phép được giới thiệu qua 6 bộ trang...

Hơn 100 năm trước, Nam kỳ đã có trại cách ly tập trung phòng dịch bệnh

Tại Nam kỳ, ngay ở hạt Gia Định là nơi mà dịch bệnh đậu mùa hoành hành và số liệu thống kê cho biết tỷ lệ tử vong lên tới...

Exit mobile version