Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc thú vị của thuật ngữ Bluetooth

Bluetooth hiểu theo nghĩa nôm na trong tiếng Anh có nghĩa là “răng xanh”. Nhưng thực tế, chức năng của công nghệ không dây phổ biến này lại không hề có sự liên quan nào đến màu xanh hay răng người cả. Chính xác thì nó được đặt theo tên của một nhân vật lịch sử.

Harald Bluetooth là vị vua người Viking của Đan Mạch giai đoạn từ năm 958-970. Vua Harald nổi tiếng với khả năng gắn kết mọi người. Ông là người có công lớn trong sự nghiệp thống nhất Đan Mạch và Na Uy, đồng thời cũng là người mang đạo Tin Lành vào đất nước Đan Mạch. Vì vậy mà người ta xem vua Harald là một biểu tượng của sự thống nhất.


Chân dung vua Harald Bluetooth

Vào giữa những năm 1990, lĩnh vực truyền thông không dây cần sự thống nhất. Thời kỳ đó, nhiều công ty đã phát triển những tiêu chuẩn kết nối riêng của mình, nhưng giữa chúng lại không có sự tương hợp. Nhiều người nhận thấy sự phân mảnh này rõ ràng là một trở ngại đối với việc phát triển rộng rãi công nghệ không dây.

Một trong những người có suy nghĩ này là Jim Kardach, kỹ sư mảng công nghệ không dây của Intel. Kardach đã đóng vai trò là cầu nối trung gian, giúp thống nhất tiêu chuẩn của các công ty khác nhau để phát triển một tiêu chuẩn cho toàn ngành công nghiệp về kết nối vô tuyến tầm ngắn, năng lượng thấp.

Vào thời điểm đó, Kardach đã đọc được một cuốn sách về người Viking mà đặc trưng là triều đại của Vua Harald – người mà ông xem như là một biểu tượng lý tưởng để dung hòa những sự cạnh tranh. Ông giải thích: “Thuật ngữ Bluetooth được mượn từ thế kỷ thứ 10, theo tên vị vua thứ hai của Đan Mạch là Harald Bluetooth. Ông là người nổi tiếng với việc thống nhất Scandinavia, cũng như chúng ta đang muốn thống nhất ngành công nghiệp máy tính và di động trong lĩnh vực kết nối không dây tầm ngắn”.


Logo Bluetooth

Những tổ chức, cá nhân đồng tình với quan điểm của Kardach cuối cùng đã liên kết với nhau để tạo thành nhóm Bluetooth Special Interest Group – tổ chức phát triển các thỏa thuận về tiêu chuẩn Bluetooth mà chúng ta đang sử dụng ngày nay. Ban đầu, cái tên Bluetooth chỉ được dùng tạm, ​​nhưng báo chí nhắc tới nó rộng rãi tới mức nó đã trở thành tên chính thức và duy trì cho đến ngày nay.

Một điều thú vị nữa là logo của Bluetooth với biểu tượng “bí ẩn” nằm trong một hình bầu dục màu xanh chính là tên viết tắt của Harald Bluetooth theo chữ Rune – một loại chữ viết xưa của các dân tộc Bắc Âu.

Ảnh về “chợ đen” Sài Gòn trước 1975

Gọi là “chợ đen” vì hàng chục gian hàng nơi đây đều bán “hàng PX Mỹ” – được tuồn ra lén lút từ các cửa hàng PX (Post Exchange, hệ...

Những câu nói đáng suy ngẫm

1. Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại...

Tại sao “con Cóc” lại “là cậu ông Trời”?

Bài viết này trả lời hai câu câu hỏi chúng ta thường đặt ra là tại sao con cóc là cậu ông trời? Và các tượng lưỡng cư ngồi ở...

Harry Roberts và vụ án mạng chấn động Anh

Robert lúc đó 30 tuổi cùng với bạn bè trong thế giới ngầm gồm Jack Witney 36 tuổi và John Duddy 37 tuổi đã lảng vảng cả ngày quanh khu...

Đánh dấu thuyền tìm gươm

Có người nước Sở đi đò qua sông. Khi ngồi đò, vô ý đánh rơi thanh gươm xuống sông. Anh ta vội vàng đánh dấu vào mạn thuyền, nói rằng:...

Nếu giải được 3 trong số 10 câu đố này là bạn đã giỏi lắm rồi đấy

Bộ não của chúng ta cần phải được luyện tập thường xuyên để luôn nhạy bén và khỏe mạnh, cũng giống như việc cơ thể sở hữu cơ bắp thì...

Tị nạn Trung Hoa tại Đại Việt và Champa cuối thời nhà Tống

Tháng 2/1276, thủ đô nhà Nam Tống tại Lâm An (tức Hàng Châu ngày nay) rơi vào tay quân Mông Cổ, và vị hòang đế cuối cùng của nhà Tống,...

Hình ảnh về Đông Dương trước năm 1944

Phố cổ Nam Định, “thác Niagra của Đông Dương”, hoa khôi người dân tộc Lô Lô… là những hình ảnh độc đáo trong ấn phẩm “Cư dân Đông Dương thuộc...

Những hình ảnh màu quý giá người Việt 100 năm trước

Trong những năm 1914-1917, nhiếp ảnh gia người Pháp Leon Busy đã thực hiện nhiều bức chân dung màu đặc sắc về người Việt. Ngày nay, các bức ảnh của...

Tìm lại tác giả phù điêu chợ Bến Thành

Nằm ở trung tâm Sài Gòn, chợ Bến Thành đã trở nên quá quen thuộc với mỗi người dân Sài Gòn, cũng như đối với du khách trong và ngoài...

Những ngộ nhận về áo dài Cát Tường

Càng ngày áo dài truyền thống càng phổ thông hơn ở nước ta và trên thế giới. Đến nỗi đã có vài luận án tiến sỹ ở Mỹ và Úc...

Người Việt Nam đầu tiên sang Mỹ là ai?

Theo các tư liệu mới xác định, người Việt Nam đầu tiên sang Mỹ là ông Trần Trọng Khiêm, với đầy ắp những thăng trầm nơi đất khách và ý...

Exit mobile version