Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Oai phong lẫm liệt là gì?

“Oai phong lẫm liệt” hay “uy phong lẫm liệt” là một câu thành ngữ gốc Hán, thường dùng để chỉ người có khí chất hiên ngang, mạnh mẽ, khiến kẻ khác phải kiêng dè, nể sợ. “Oai phong” thì phần nào chúng ta có thể hiểu được, còn “lẫm liệt” thì sao?

Thực tế, “lẫm liệt” vốn được viết từ hai chữ Hán 凛冽, trong đó cả “lẫm” (凛) và “liệt” (冽) đều có nghĩa là “lạnh giá”, “rất lạnh”, “lạnh tới tê cóng tay”. Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức cũng giảng: “Lẫm liệt: Lạnh dữ dội…”. Từ ý “lạnh buốt” ban đầu, người ta đã liên tưởng đến thái độ nghiêm nghị khiến xung quanh nể sợ và đưa nghĩa đó vào “lẫm liệt”.

Những giai thoại ly kỳ về Quan Vũ (Phần 1): Vì sao mặt đỏ phừng phừng?

Chữ “lẫm” (凛) rất có thể là “lẫm” trong “lạ lẫm” vì có sự tương quan về sắc thái nghĩa (người “lạ” thì thái độ thường “lạnh”). Tuy nhiên, “liệt” (冽) ở đây lại không liên quan gì đến “liệt” trong “liệt tay”, “liệt chân” cả. Chữ “liệt” sau được Huỳnh Tịnh Của chỉ ra là được viết bằng Nôm tự 劣, có nghĩa là “ốm yếu, bịnh hoạn, dở dang” (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị).

Cũng nói thêm, “oai phong”, hay “uy phong” vốn viết bằng Hán tự là 威風, trong đó “uy” (威) có nghĩa là “dáng tôn nghiêm, đường bệ”, còn “phong” (風) có nghĩa đen là “gió” còn nghĩa bóng là “dáng vẻ”. Từ đây, “oai phong lẫm liệt” có thể dịch thuần là “làn gió dữ dội lạnh buốt” và dịch thoáng là “dáng vẻ đường bệ mà ai cũng nể sợ”.

Tìm hiểu Bát quái đồ và 8 bộ phận trên cơ thể con người

Bát quái là 8 quẻ được sử dụng trong vũ trụ học Đạo giáo, đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ, được xem như là một chuỗi tám khái...

Chuồn chuồn ngô cắn rốn

Tương tư hoa gạo quê nhà Tự dưng áo đỏ làm ta giật mình Một ngày cuối tuần trời hom hom, đất đơ đơ, ông bắc ghế ngồi ở vườn,...

Lễ Giáng Sinh có từ bao giờ

Hàng năm cứ vào ngày 25 tháng 12 là chúng ta mừng Lễ Giáng Sinh, ngày Chúa Giêsu ra đời, nhưng ít ai để ý thắc mắc Chúa có thực...

Bàn chuyện “Sến” trong âm nhạc – Sài Gòn xưa

“Sến” không chỉ được gói gọn trong phạm trù những ca khúc, mà nó còn bàng bạc trong nhiều mặt như: ăn mặc, hành vi, lời nói, phong cách của...

Vương Đại và đời sống Sài Gòn cuối thế kỷ 19

Năm 2004, tin tức báo chí Việt Nam cho biết khi một số ngói bị hư tháo xuống ở Nhà thờ Đức Bà (thành phố Hồ Chí Minh), thì thấy...

Sự cách biệt văn hoá Đông – Tây

Hai cõi người cách biệt Đông phương là đâu Tây phương là đâu Từ cái khác bên ngoài Đến cái khác bên trong Đến cái nhìn vũ trụ Đến cái...

Nghĩa của cụm từ “Giở trò chim chuột” là gì?

Về nghĩa cặp từ “chim chuột” trong tiếng Việt, nhiều người biết đó là một thành ngữ chỉ việc trai gái ve vãn tán tỉnh nhau. Về nguồn gốc của...

Hà Đồ, Lạc Thư ẩn tàng chữ Vạn của Phật gia, Thái cực của Đạo gia

Người am hiểu lý học, toán quái chắc hẳn đều ít nhiều tìm hiểu về Hà Đồ và Lạc Thư. Hai đồ hình này đều xuất hiện từ thời văn minh...

Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng tại sao?

Con so là con sinh đầu lòng, con rạ là những đứa con sinh sau. Nếu nuôi được cả thì con so là trưởng, con rạ là thứ. Phong tục...

Chuyện nhân đôi từ (âm tiết) gốc

Tiếng Việt có những trường hợp từ đơn tiết có hình thức tương ứng là một từ láy toàn bộ. Thí dụ như những từ  (chim) “sẻ”, (con) “bướm”, (con)...

Nguồn gốc của câu “Mặt người dạ thú”

Có xuất xứ từ câu “Nhân diện thú tâm” Trong cuộc sống, câu thành ngữ này thường được dùng để chỉ loại người có phẩm chất đạo đức kém, những...

Đàn ông phải uống được rượu?

Đâu phải giá trị của thằng đàn ông được chứng minh thông qua số lít rượu anh ta uống, số lon bia anh ta có thể cho vào bụng mà...

Exit mobile version