Có sự khác biệt về nghĩa giữa “rúng động” và “rung động”. Theo Phạm Văn Tình trong Từ điển Việt Nam của Thanh Nghị (Sài Gòn, 1958). Các từ “rung”, “rung động”, “rúng”, “rúng động” được xếp riêng biệt và có các định nghĩa khác nhau:
RUNG: Động đậy quanh đều; làm cho động đậy quanh đều.
RUNG ĐỘNG: Rung và chuyển động; Làm cảm động.
RÚNG: Làm cho chột dạ.
RÚNG ĐỘNG: Nht. Rúng.
Theo ông Tình, “rúng động” thường được sử dụng để chỉ đối tượng đã có sự nao núng, dao động. Và tiếp đó là có sự chuyển động do chịu một sự tác động bên ngoài nào đó. Ví dụ như: Chính trường Pakistan rúng động sau vụ ám sát
“Rung động” thường dùng để chỉ sự rung chuyển từ tác động khách quan, nhưng cường độ của nó có thể nhỏ hoặc lớn. Khi ta rung động trước vẻ đẹp của một thiếu nữ hay bông hoa thì cái rung động đó không cần phải như động đất. Tuy nhiên, khi có động đất thật sự thì cái rung động đó phải thật mạnh.Trong khi đó, “rúng” chỉ làm cho chột dạ. Còn “rúng động” thì ảnh hưởng và mức độ chuyển động bất thường phải cao hơn, khó lường hơn.
Từ “rúng động” đã xuất hiện trong từ điển từ năm 1958. Nhưng từ “rúng” lại có lịch sử lâu hơn nhiều. Ví dụ như từ điển của Annam Latinh của Taberd (1838) đã ghi nhận từ “rúng” này trong các kế hợp như rúng rẩy, sợ rúng đi, rúng lại.
Và trước ngày nay cả trăm năm có lẻ, “rúng động” đã xuất hiện. Chẳng hạn, trong báo “Lục Tỉnh Tân Văn”, Số 534, 30 Tháng Năm 1918 có đoạn:
“Có nhiều khi một việc chẳng ra chi. Một vật vô tình mà làm được cho vật đổi sao rời, làm cho thể gian rúng động.
Thậm chí, từ “rúng động” cũng đã xuất hiện trước đó khoảng trăm năm trong tác phẩm thơ “Thuật tích việc đạo nước Nam” của Linh mục Khâm, được in tháng 9 năm 1911. Có đoạn thơ như sau:
“Làm cho xao xác trong đời,
rúng động đất nước đổi dời gió trăng”
Từ đó, có thể thấy rõ ràng rằng “rúng động” không phải là một từ mới được tạo ra hay sử dụng gần đây, và nghĩa của nó đã xuất hiện trong tiếng Việt từ rất lâu.