Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

“Sớn sác” hay “Xớn xác”?

Khi nói về người vô ý vô tứ, thiếu suy nghĩ, thường thích tọc mạch, xen vào chuyện người khác để thị phi hoặc thể hiện trong một lĩnh vực mà mình chẳng am hiểu chút nào, ta hay dùng từ “xớn xác”. Ít ai biết rằng, đây là một cách dùng sai.

HÀI HOÀI LINH ÔNG THẦN TÀO LAO - Hài Hoài Linh, Chí Tài Hay Nhất - Hài Việt  Tuyển Chọn Hay Nhất - YouTube

Thật vậy, Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức có giảng: “Sớn sác: Cũng nghĩa như “nhớn nhác”… Nhớn nhác: Trỏ bộ hoảng hốt bở ngỡ: Nhớn nhác như người mất cắp”. Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê cũng ghi nhận rằng “sớn sác” mới là từ đúng và có cùng một nghĩa với “nhớn nhác”.

Vậy có từ điển nào ghi nhận nghĩa hiện hành của “sớn sác” không? Xin thưa rằng có. Đó chính là Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức. Từ điển này giảng: “Sớn sác: 1. Vô ý, không dè dặt, không nhắm trước xem sau: sớn sác đi đụng người ta; sớn sác trách người, không ngờ lỗi mình. 2. Như nhớn nhác, dớn dác”. Ngoài ra, tư liệu này cũng giảng thêm rằng “sớn” có nghĩa là “mẻ, sứt, bể theo vành theo cạnh” như trong “chén sớn cạnh” còn “sác” là “vô ý, hay quên”. Như vậy, cả hai chữ này khi tách riêng ra vẫn thể hiện phần nào mối liên hệ với “sớn sác”.

Tóm lại, “sớn sác” mới là cách dùng đúng. “Xớn xác” chỉ là hệ quả của sự nhầm lẫn s, x và việc liên tưởng đến “xác” trong “thân xác” mà ra.

Hình ảnh không thể quên về tàu điện Hà Nội xưa

Tàu điện Hà Nội đã hoạt động trong gần một thế kỷ, từ chuyến chạy thử nghiệm vào tháng 9/1900 cho đến khi ngừng hoạt động vào đầu thập kỷ...

Chữ “Tự” trong ngôi chùa

Thới Long Cổ Tự | Ngôi chùa lịch sử lâu đời nhất Cần Thơ
Chữ Tự trong tên của các chùa. Tự (寺) là tiếng Hán, theo tự điển giải nghĩa là chùa.  Ngày nay chữ này được dùng đứng sau, làm thành tố chính để...

Xuất xứ tên gọi Ba Son

Xin cho biết xuất xứ của tên gọi Ba Son (Nhà máy Ba Son)? Về tên Ba Son, trong Sài Gòn năm xưa, Vương Hồng Sến đã ghi nhận bốn...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 14

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Môn Hạ Sảnh ấn – Chiếc ấn cổ vô giá của nhà Trần

Cho tới nay, không có nhiều phát hiện về ấn đồng của các triều đại phong kiến Việt Nam. “Môn Hạ Sảnh ấn” là chiếc ấn hiếm hoi có nội...

Chính danh định luận:  Hàn Mặc Tử hay  Hàn Mạc Tử?

Hàn Mạc Tử hay Hàn Mặc Tử? Trả lời tường tận câu hỏi này, chẳng phải… giản đơn.Song le, với những ai quan tâm nghiên cứu thân thế và sự...

Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Những vay mượn từ người Tàu

Có thể nói, bất kỳ một ngôn ngữ trên trái đất này cũng đều trải qua hình thức vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Ảnh hưởng về văn hóa...

Ảnh tô màu tuyệt đẹp về xứ Nam Kỳ năm 1946

Dinh xã Tây ở Sài Gòn, Chùa Khmer Trà Vinh, tháp Hồi giáo Châu Đốc… là những hình ảnh tô màu hiếm có về xứ Nam Kỳ năm 1946 của...

Chữ quốc ngữ và hội chứng nhảy cừu

Những con cừu chỉ hành động theo con đầu đàn. Thấy con đầu đàn nhảy lên ở chỗ nào thì khi đi đến chỗ đó chúng cũng nhảy lên mà...

Ý nghĩa cuộc thắng lợi túc cầu của Trung Kỳ đối với Nam Kỳ ngày 2 june 1941

Cuộc thắng lợi túc cầu thâu về cho Hội tuyển Trung Kỳ đối với Hội tuyển Nam Kỳ ngày mồng hai tháng sáu tây vừa rồi ở sân banh Sài...

Nghi lễ cưới truyền thống Việt Nam gồm có những gì?

Tìm hiểu cội nguồn các nghi lễ cưới truyền thống, bạn sẽ biết cách tinh giản các bước mà vẫn giữ được những gì tinh túy nhất của đám cưới...

Lễ cúng giỗ vào ngày nào?

Lễ cúng giỗ vào đúng ngày mất hay trước ngày mất một ngày? Có người cho rằng phải cúng vào ngày đang còn sống (tức là trước ngày mất), có...

Exit mobile version