Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao lại gọi là “Tẩy” đá?

Bạn có bao giờ ngạc nhiên khi nghe người nào đó xin kèm một “tẩy” khi gọi nước chưa? “Tẩy” này có phải ‘tẩy bút chì”, “tẩy chay” không nhỉ? Hãy cùng Tiếng Việt giàu đẹp tìm hiểu nhé!

Thực ra, “tẩy” là từ mà người miền Nam dùng để chỉ ly đựng nước đá, thường được gọi kèm với các đồ uống lạnh.

Có thuyết cho rằng cách gọi “tẩy” bắt nguồn từ chữ “bouteille” (đọc tựa như “bu-tây”) trong tiếng Pháp, có nghĩa là “cái chai”. Người Việt xưa kia mời rượu thường dùng chai, còn người Pháp thường dùng ly. Trong quá trình giao lưu đã xảy ra sự lẫn lộn, vậy nên mới có chuyện “bouteille” vốn chỉ cái chai lại biến thành “tẩy” để chỉ cái ly. Ngược lại, từ “verre” trong tiếng Pháp vốn chỉ cái ly lại được phiên âm thành “ve” và dùng để chỉ cái chai (ve chai). Thuyết này nghe thì thú vị nhưng không hợp lý vì thực tế người Việt rất ít khi dùng chai để mời rượu, và “tẩy” cũng chỉ chuyên dùng cho ly đựng nước đá chứ không phải ly rượu hay ly nói chung.

Thực tế, “tẩy” trong “tẩy đá” vốn bắt nguồn từ cụm từ “pạc tẩy xỉu phé” (白底小啡), âm Hán Việt là “bạch để tiểu phi” – tên món thức uống ít cà phê nhiều sữa của người Quảng Đông, mà người Việt gọi ngắn gọn là “bạc xỉu”. Trong đó, “bạch” nghĩa là “trắng”, “để” là “đáy”, “tiểu” là “ít” và “phi” là cách nói tắt của “gia phi” nghĩa là cà phê. Vậy “tẩy” có nghĩa gốc là “đáy” (như trong “đáy sông”, “đáy giếng”, v.v.), ở đây được hiểu là “phần ở dưới”, tức phần sữa đặc dưới đáy ly. Qua thời gian, “tẩy” được hiểu thành cái có sẵn ở trong ly (nước đá) để uống kèm với các loại nước giải khát, rồi mở rộng để chỉ “ly nước đá”.

Tóm lại, “tẩy” bắt nguồn từ tên gọi món “bạc xỉu” trong tiếng Quảng Đông, về sau mở rộng nghĩa để chỉ ly có cục nước đá sẵn, dùng kèm với các loại nước giải khát. Từ “tẩy” (底) này vốn có nghĩa là “đáy”, khác với “tẩy” (抵) với nghĩa “chống cự” trong “tẩy chay”.

Dòm sang nước láng giềng : Một thời kỳ khó khăn của chánh phủ Trùng Khánh

Từ hồi chánh phủ Tưởng Giới Thạch dời lên Trùng Khánh đến giờ, coi bộ chưa có hồi nào gặp cái tình thế khó khăn cho bằng hồi này hết,...

Bàn về nghệ thuật chửi của người Việt xưa

Nói đến chửi, người Việt Nam nào cũng nghĩ ngay đó là hiện tượng vô văn hóa, người ta liên tưởng tới những câu chửi tục, những lời chửi “rỉa...

Lịch sử hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam

Air Việt Nam, hay Việt Nam Hàng không, là hãng bay chính thức duy nhất ở thời Việt Nam Cộng Hòa. Hãng khai thác đường bay Sài Gòn đi tỉnh,...

Mão là thỏ hay mèo?

Tết Tân Mão ở Việt Nam là năm con Mèo nhưng ở Trung Quốc và một vài nước Đông Á khác thì lại là năm con Thỏ. Còn tại sao...

Những kết hợp bất thường trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn dưới góc độ ngữ pháp

Đã gần 20 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trở về với “cát bụi”. Bao năm qua, ở mọi miền trên đất nước Việt Nam, người ta vẫn xao xuyến...

Kim bài – Kim khánh – Ngọc khánh thời Nguyễn

Trong những di sản văn hóa do triều Nguyễn để lại, có một loại cổ vật có giá trị lịch sử, mỹ thuật và văn hóa rất cao, được làm...

Vì sao người xưa cực sùng bái chim phượng hoàng?

Nhiều giai thoại, truyền thuyết cổ xưa có đề cập đến loài chim phượng hoàng. Loài chim này tượng trưng cho điềm lành và sự cao quý. Theo đó, hình...

Kỹ thuật hàng hải của người Việt xưa

1 – Văn-minh và Hàng-hảiNgười khen nâng lên, kẻ chê đạp xuống; sự đánh giá văn-hóa Việt-Nam cổ thời rất là khác-biệt. Đã có nhiều người cho rằng căn-bản của...

Sài Gòn năm 1991 qua ống kính Jacques Langevin

Bên trong cửa hàng đồng hồ – điện máy, cô gái lái Honda Lead SS màu đỏ, các thanh niên tụ họp với xe đạp… là loạt ảnh thú vị...

Vẻ đẹp mộc mạc và bình dị về Cần Thơ năm 1968-1969

Đây là loạt ảnh đời thường thú vị do cựu binh Mỹ William Ruzin chụp ở Cần Thơ năm 1968 và 1969. Trên bến Ninh Kiều, Cần Thơ năm 1968. Ảnh:...

Khi người đàn bà tái giá cần có những thủ tục gì?

Đàn ông lấy vợ gọi là thú, đàn bà lấy chồng gọi là giá. Có nhiều trường hợp đàn bà phái tái giá: Một là duyên không ưa, phận không...

Tem phiếu thời bao cấp – còn chút gì để nhớ

‘Phiếu thực phẩm’, ‘Tem vải’, ‘Phiếu bồi dưỡng người đẻ’… là kỷ niệm khó quên về thời bao cấp, thời mà nhiều mặt hàng thiết yếu của cuộc sống được...

Exit mobile version