Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại Sao Người Ta Dùng Tỏi Và Con Dao Nhỏ Để Tránh Tà?

Trong dân gian thường sử dụng tỏi và con dao nhỏ, mang theo bên mình, hoặc để ở dưới gối hay đầu giường, cho rằng nó có tác dụng tránh những thứ tà. Rốt cuộc nó có tác dụng không? Hai câu chuyện ghi trong sách cổ có thể lý giải cho phong tục này.

Dơi thành tinh hại người

Sách Bác Dị Chí đời Đường có ghi chép câu chuyện rằng, có một người lữ khách tên là Mộc Sư Cổ. Một ngày nọ, anh đến một ngôi làng ở Kim Lăng (Nam Kinh ngày nay). Vì ngôi làng quá nhỏ và không có quán trọ nên Mộc Sư Cổ xin tá túc trong một ngôi chùa gần đó.

Sau khi đến chùa, nhà sư đưa Mộc Sư Cổ vào một căn phòng nhỏ đổ nát của nhà chùa. Trong khi đó, căn phòng lớn phía trước bị khóa chặt, Mộc Sư Cổ không được ở trong đó. Nhìn thấy cảnh tượng như vậy, Mộc Sư Cổ rất tức giận, thầm nghĩ: “Tu hành gì mà sao lại như thế tục như vậy, chỗ ở nhà chùa thì tùy duyên, ai ở mà chẳng được, sao lại khóa không cho ta ở?”.

Vì vậy, Mộc Sư Cổ chất vấn nhà sư trong chùa. Nhà sư bày tỏ bất lực và nói: “Thí chủ à, không phải ta keo kiệt không cho thí chủ vào ở trong căn phòng lớn thế này, mà bởi vì căn phòng này đã bị ma ám nhiều năm. Trong 30 năm qua, có trên chục người vào sống trong đó, sau đó về bị ốm nặng, thậm chí có những người tử vong. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho những người hành hương, nhà chùa chúng tôi buộc phải đóng cửa khóa chặt nó lại. Căn phòng này đã không có người ở trong nhiều năm rồi”.

Nghe đến đây, Mộc Sư Cổ vẫn không tin, anh cho rằng, những hồn ma quỷ quái ở thế giới này đều là những thứ mà con người tưởng tượng ra, hoặc những hiện tượng lạ xảy ra bởi trùng hợp ngẫu nhiên. Thế là anh nhất quyên xin sư trụ trì cho anh vào trú ở trong căn phòng đó: “Xin sư thầy cứ cho con vào, xảy ra chuyện gì con xin tự chịu trách nhiệm hết. Nếu không, con thà đứng đây suốt đêm chứ không ngủ ở căn phòng nhỏ bé rách nát kia”.

Bất đắc dĩ, nhà sư không còn cách nào khác đành phải mở cửa căn phòng lớn cho anh vào. Căn phòng đã lâu không có người ở, khắp nơi bao phủ bởi lớp bụi dày, trông thật tối tăm ảm đạm và có mùi hôi hôi là lạ. Mộc Sư Cổ nhìn thấy nơi này thì lập tức hối hận, nhưng đã trót nói mạnh miệng rồi, Mộc Sư Cổ cảm thấy xấu hổ không dám xin nhà sư cho quay lại phòng cũ nữa, anh đành cắn răng chịu đựng, đem hành lý vào phòng ở bên trong. Nhà chùa cho mấy người thắp đuốc vào giúp anh quét dọn phòng, xong rồi họ chúc anh ngủ ngon và rời đi.

Mộc Sư Cổ cả ngày đi đường mệt mỏi, bèn nằm xuống giường đi ngủ, nhưng trong tâm anh cũng có chút áy náy bất an. Thế là anh lấy con dao trong hộp mang theo để dưới gối để tự vệ và lấy dũng khí.

Cứ thế, Mộc Sư Cổ nằm ngủ đến canh 2 thì đột nhiên, anh cảm thấy một luồng khí lạnh thổi về phía mặt mình, cứ như có ai đó đang dùng quạt quạt cho mình.

Trong khi Mộc Sư Cổ đang xem xét xem có chuyện gì đang xảy ra, thì một làn gió lành lạnh ập đến. Mặc dù không tin vào những bóng ma kia, nhưng lúc này trong lòng anh cũng cảm thấy rờn rợn. Anh liền rút con dao ra chém vào luồng gió trước mặt. Chỉ nghe tiếng phạnh một cái, có vẻ như có thứ gì đó đã rơi xuống dưới sàn nhà bên trái chiếc giường.

Sau đó, trong phòng im phăng phắc, Mộc Sư Cổ nằm yên lặng lắng nghe, một lúc không thấy động tĩnh gì, anh cũng không thắp đèn lên kiểm tra, lại bỏ dao xuống đầu giường và đi ngủ tiếp. Nhưng đến canh tư, lại có cơn gió ớn lạnh như trước thổi đến. Mộc Sư Cổ lại rút dao chém như lần trước, bỗng có tiếng vật gì đó rơi xuống sàn nhà bên giường.

Lúc này Mộc Sư Cổ không ngủ được nữa, anh đành ôm dao ngồi đợi đến rạng sáng, vẫn không có bất thường gì khác.

Sáng hôm sau, nhà sư trụ trì trong chùa đến gõ cửa. Khi Mộc Sư Cổ ra mở cửa, nhà sư rất ngạc nhiên khi thấy anh vẫn bình an vô sự. Anh kể lại với nhà sư về chuyện lạ đêm qua.

Sau đó, câu chuyện được lan truyền, các nhà sư trong chùa cùng nhau đến, mọi người vào phòng kiểm tra, tất cả đều bàng hoàng khi thấy hai con dơi lớn đã bị giết bằng dao nằm ở dưới sàn nhà bên chiếc giường.

Một làn gió lành lạnh ập đến. (Miền công cộng)

Hai con dời này bị Mộc Sư Cổ giết, mọi người cho rằng, chúng chưa được 300 tuổi. Sau này, Mộc Sư Cổ vào núi Xích Thành, và sau đó mọi người cũng không nhìn thấy anh nữa. Căn phòng lớn này từ đó không còn xảy ra những chuyện ma quái nữa, tuy nhiên những du khách vào ở trong đó vẫn luôn đặt thêm con dao ở dưới đầu giường, học theo Mộc Sư Cổ. Lâu dần, mọi người hình thành thói quen đặt con dao dưới đầu giường khi ngủ ở những ngôi nhà, quán trọ bị cho là có ma ám để phòng chống những chuyện quái dị có thể xảy ra.

Ma nữ sợ tỏi

Trong “Tùng Phong thuyết dịch” của Lưu Khuê thời nhà Thanh, Trung Quốc, có ghi chép một câu chuyện như sau.

Thôn Đồng có một vị thầy thuốc họ Triệu, có lần đi khám bệnh, khi về thì trời đã tối, lại còn sắp mưa. Đến giữa đường, ông nhìn thấy ánh đèn le lói từ một căn nhà thấp, mưa mỗi lúc một nặng hạt, thế là ông đành gõ cửa xin tá túc. Trong nhà tiếng phụ nữ vọng ra: “Trong nhà không có đàn ông, không tiện cho ở nhờ.”

Ông Triệu xin nghỉ ở ngoài hiên, nữ nhân đồng ý.

Quá nửa đêm, nữ nhân mở cửa mời ông vào nhà, thầy thuốc nhất quyết chối từ, không dám vượt phép tắc, ai ngờ nữ nhân có lực khí rất mạnh, kéo tuột ông vào trong, rồi đòi ôm ấp.

Thầy thuốc Triệu thấy trong phòng đèn xanh leo lét mờ ảo, tay nữ nhân lại lạnh lẽo như băng, lập tức biết là đã gặp ma nữ, ông vội vàng tháo chạy, nhưng ma nữ dùng hai tay vòng qua cổ ông, rồi áp môi lên. Bỗng nhiên lúc ấy ma nữ mắc ói, mắng rằng: “Kẻ này ăn tỏi đun với rượu, thực hôi không chịu được!”, nói xong quay người đi mất. Thầy thuốc Triệu sợ quá, chẳng  kể gió mưa, mở cửa chạy cho nhanh.

Hơn mười ngày sau, ông Triệu có việc phải đi qua nơi ấy, nhìn kỹ thì chỉ thấy một ngôi mộ cô độc.

Thầy thuốc Triệu cẩn thận giữ mình, không bị sắc làm mê hoặc, củ tỏi phát huy thần hiệu, cứu ông vào lúc nguy nan, quả thực thần kỳ!

Hai cái tháp Rùa… soi bóng hồ Gươm

- Hai cái tháp Rùa... soi bóng hồ Gươm ! Sao lại hai ? Soi bói, bóng gió gì đây? - Chả soi, bóng gì cả. Sách vở nói như...

Cận cảnh Bia Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Theo các tư liệu lịch sử bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám được dựng trong khoảng gần 300 năm (1484-1780). 82 tấm bia tương ứng với 82...

Bậc quân tử không giấu diếm tâm địa, không phô trương tài năng

Bậc chính nhân quân tử, những người có đạo đức cao thượng thời xưa đều có phép tắc làm người và xử thế, đó là “tâm địa quang minh, tài...

Những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 – Phần 1

Cùng ngắm những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 được ghi lại qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe. Chợ Bình Tây Chợ...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương hai: Trường thi

Thi Hội là kỳ thi chung cho sĩ nhân toàn quốc nên trường thi Hội bao giờ cũng ở kinh đô. I - TRƯỜNG THI TRƯỚC THỜI NGUYỀN 1- NHÀ...

Việt Nam – quốc gia thiếu ngủ?

Học sinh Việt Nam đang kêu cứu vì thiếu ngủ, khi mà tinh thần “thức khuya dậy sớm” vẫn được ngợi ca. Đầu năm nay, một nhóm học sinh phổ...

Lịch sử hình thành của Nhà Thờ Đức Bà

1. Vị trí: Ban đầu, địa điểm xây cất được đề nghị ở 3 nơi: – Trên nền Trường Thi cũ (nay là góc đường Lê Duẩn và Hai Bà...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương một : Định kỳ – Phép thi

Thi Hội trỏ vào kỳ thi dành cho những người đã đỗ Hương cống / Cử-nhân (1), được tổ chức ngay sau năm thi Hương, thường vào những năm Thìn,...

Sài Gòn trước 1975 qua ống kính của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch

Loạt ảnh tư liệu quý về Sài Gòn trước 1975 của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch, thực hiện trong thời gian ông ở Việt Nam từ...

Đánh cọp Gò Quao – Sơn Nam

Non trăm năm về trước, làn sóng người Việt từ Cần Thơ, Vĩnh Long đổ xuống Rạch Giá, Cà Mau để khai khẩn đất hoang. Họ đã gặp những trở...

Một thời xe điện lang keng

Nếu không có gì thay đổi thì khoảng năm 2021, người Sài Gòn được đi tàu điện ngầm. Xe điện ngày xưa khác với tàu điện ngày nay nhưng có...

Bác Sĩ Alexandre Yersin – Người Có Công Với Việt Nam

Tháng Tám năm 2000, đi viếng thăm Viện Bảo Tàng A. Yersin, lúc ký tên vào sổ vàng, chúng tôi liếc qua những lời ghi chú của các quan khách,...

Exit mobile version