Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tên các ngày trong tuần của Trung Quốc thời xưa

Kiến thức ngày nay, số 161, Chuyện Đông chuyện Tây, trang 112 có nói rằng sau khi tiếp xúc với phương Tây và áp dụng tuần lễ bảy ngày thì người Trung Quốc đã gọi tên các ngày trong tuần từ Chủ nhật đến thứ bảy lần lượt là: tinh kỳ nhật, tinh kỳ nhất,…, tinh kỳ lục. Vậy trước đó họ đã gọi tên các ngày trong tuần như thế nào? Có phải trong tiếng Hán, tuần cũng còn gọi là “cán” hay không?

Xin nhắc lại, như đã nói trên Kiến thức ngày nay, số 161, rằng trước kia một tuần của người Trung Hoa gồm có mười ngày chứ không phải bảy ngày như hiện nay. Do đó một tháng gồm có ba tuần là thượng tuần (tuần đầu), trung tuần (tuần giữa) và hạ tuần (tuần cuối). Đến đời nhà Đường, có chế độ là cứ một tuần (mười ngày) thì quan chức được nghỉ ngơi một ngày để giặt giũ. Giặt giũ, tiếng Hán gọi là hoãn 澣 (cũng đọc hoạn); do đó mà từ hoãn cũng được dùng để chỉ tuần. Vậy tam hoãn có nghĩa là ba tuần; thượng hoãn, trung hoãn, hạ hoãn có nghĩa là thượng tuần, trung tuần, hạ tuần. Chữ hoãn 澣 đã bị nhiều người đọc sai thành “cán”, kể cả Đào Duy Anh trong Hán-Việt từ-điển và Đỗ Văn Đáp trong Việt-Hán thông thoại tự-vị. Nguyễn Quốc Hùng, trong Hán-Việt tân từ-điển, đã chính thức ghi âm cho nó là “cán” nhưng còn ghi chú thêm: “Cũng đọc là “Hoán”.

Thiều Chửu, trong Hán Việt tự-điển thì ghi “hoán” 澣. Thực ra chữ chưa bao giờ có âm “cán”. Chẳng qua vì thấy có chữ cán bên cạnh ba chấm thuỷ nên người ta mới đoán mò rồi gán cho nó cái âm đó mà thôi. Cách xử lý văn tự và ngữ âm như thể rất là nguy hiểm, vì như chúng tôi đã có dịp nói đến ở mục Chuyện Đông chuyện Tây, hiện nay các hình thanh tự của chữ Hán không còn nhất thiết đồng âm với thanh phù của chúng nữa (Xem chẳng hạn, câu 261). Đó là còn chưa nói thêm rằng chính chữ 澣, ngoài âm cán, còn có một âm nữa là hàn: “hà lan thiết, âm hàn, hàn vận” (Xem Từ nguyên, Từ hải). Vậy nếu chỉ chủ quan cứ theo thanh phù mà đoán chứ không tra cứu kỹ lối phiên thiết trong từ điển thì làm sao biết chữ đang xét phải đọc là cán hay là hàn? Còn âm chính thống hiện đại của nó thì lại là hoãn (“hộ oản thiết”) hoặc hoạn (“hộ ngoạn thiết”) chứ cũng không phải là “hoán”. Vậy tuần trong tiếng Hán cũng còn được gọi là hoãn hoặc hoạn chứ không phải “cán”.

Trước khi áp dụng tuần lễ bảy ngày như hiện nay thì ngày xưa người Trung Hoa đã gọi tên các ngày trong tuần mười ngày của họ bằng tên của mười đơn vị mà ngày nay chúng ta gọi là thập can: giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý. Bấy giờ chưa có các khái niệm “can, chỉ” hoặc “thiên can, địa chỉ” và thập can hãy còn được gọi là thập nhật (mười ngày), thập nhị chi là thập nhị thần, thập nhị thời hoặc thập nhị thời thần (mười hai giờ). Nghĩa là các ngày trong tuần lúc bấy giờ cũng chưa được gọi bằng các tên của thập nhị chi (tý, sửu, tuất, hợi) như về sau. Các từ điển như Từ nguyên, Từ hải đều có ghi nhận và giảng rằng thập nhật là mười ngày tính và gọi tên từ giáp đến quý. Quách Mạt Nhược, trong sách Giáp cốt văn tự nghiên cứu, khi khảo thích về can chi, cũng đã khẳng định rằng từ đời Đông Hán trở về trước thì chưa hề có tên gọi can chỉ”, và cũng nói rõ rằng người xưa gọi thập canthập nhật còn thập nhị chithập nhị thần. (Dẫn theo Trần Văn Giáp, “Mấy ý kiến sơ bộ trao đổi với Dư Duy Cương tiện sinh về bài An Dương ngọc giản khảo”, Văn Sử Địa, số 28, Hà Nội, tháng 5-1957, tr. 18, 19.)

Về sau, đến đời Thương thì đã thấy người Trung Hoa phối hợp thập nhật với thập nhị thần thành một bảng 60 đơn vị để gọi ngày. Người ta cứ theo thứ tự mà lần lượt phối hợp một nhật với một thần, bắt đầu từ giáp tý, rồi ất sửu, bính dần… cho đến ất hợi là hết một chu kỳ. Bảng này gọi là biểu giáp tỷ (về sau mới gọi là biểu can chi). Nó đã được khẳng định là thử lịch xem ngày xưa nhất của Trung Hoa. Việc sử dụng thử lịch này và cách gọi tên các ngày căn cứ theo thứ lịch đó rất thịnh hành vào đời Thương. Chứng thực cho điều này là vô số mảnh giáp cốt (yếm rùa và xương thú) đào được tại  n Khư (tỉnh Hà Nam) trên đó có khắc những lời bốc từ (lời bói) mà hầu hết đều có ghi lại ngày bói hoặc ngày các sự việc xảy ra. Sau đây là một thí dụ: “Cầu bói trong ngày Canh Tuất. Vua muốn hỏi xem người có nên làm lễ tế cho cha là Tân hay không”.(Trích dịch từ Tung Tso-Pin (Đổng Tác Tần), Fifty years of studies in oracle Inscriptions, Tokyo, 1964, p. 78.) Một thí dụ khác: “Cầu bói trong ngày lễ Quý Dậu. Vua hơ nóng mảnh yếm rùa rồi khẩn hỏi xem có phải mười ngày tiếp theo không phải là những ngày xấu hay không. Vua tiến quân và chiếm lấy đất Nhâm Phương” (Sđd, tr. 86), Chẳng những hầu hết các lời bốc từ đều có ghi tên ngày như đã nói mà, cũng theo lời Tung Tso-Pin, còn rất nhiều mảnh giáp cốt lại chính là những biểu giáp tý hoàn chỉnh trên đó có khắc đủ 120 chữ can chi dùng để gọi tên 60 ngày trong chu kỳ. Lại có những mảnh chỉ khắc có 60 chữ, dùng để chỉ 30 ngày đầu trong chu kỳ (Sđd, tr. 87). Vậy đó là những tấm lịch đích thực. Chúng góp phần khẳng định rằng ít nhất cũng là từ đời Thương thì người Trung Hoa đã gọi các ngày trong tuần bằng những tên kép gồm có một tên can và một tên chi như đang thấy hiện nay.

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương ba: Thí sinh

Thời Hậu Lê và thời Nguyễn, điều lệ dự thi Hội phần nhiều đại khái cũng như thi Hương nghĩa là không hạn tuổi tác nhưng cấm phụ nữ, con...

Những bức ảnh gây sốc về Haiti

Haiti sở hữu nhiều cái "nhất", nhưng đáng tiếc đây lại là những kỷ lục chẳng ai mong muốn. 1. Haiti luôn nằm trong danh sách những quốc gia nghèo...

Sài Gòn tứ đổ tường – Cờ bạc

Một số người Việt, đặc biệt là người Sài Gòn xưa, thường có trong mình dòng máu ‘đỏ đen’ của thần đổ bác. Ngày xưa, các cụ thường ngồi ‘xoa’...

Từ nguyên của hênh trong hênh xui

Về nguồn gốc của hai tiếng hênh xui (chúng tôi viết hênh với -nh cuối), tại bài “Một số từ gốc Hoa trong phương ngữ Nam Bộ”, tác giả Tầm...

Chùa Tam Tông Miếu. Đã “chùa” sao lại còn “miếu”?

Nghe 3 chữ “Tam Tông Miếu” mọi người ở miền Nam, đều nghĩ ngay đến một loại lịch dùng để xem ngày tốt xấu. Một số ít người khác biết...

7 cách bố thí không tốn một đồng nhưng mang lại phước đức cả đời

Bố thí là đem vật chất như của cải tiền bạc của mình hiến dâng chia tặng cho người, hoặc đem trí tuệ như giảng nói các điều hay lẽ...

Tại sao có lễ cúng cơm trong 100 ngày?

Gia đình Việt Nam nhà nào cũng vậy, mỗi ngày có hai bữa cơm là giờ phút đầm ấm nhất. Trong nhà có người về muộn, mọi người cũng cố...

Cái Nhà Lớn – Dinh thự cổ hoành tráng nhất Kiên Giang

Tòa dinh thự bề thế có kiến trúc độc đáo này thường được dân địa phương gọi là Cái Nhà Lớn, do ông Trần Nhuệ, một địa chủ lớn trong...

Những thiếu sót và bất hợp lý trong sử sách về Mạc Đăng Dung và nhà Mạc

Nhận thức phổ biến ngày nay về Mạc Đăng Dung và nhà Mạc dựa chủ yếu vào các bộ sử dưới thời Lê Trung hưng, trên cả phương diện dữ...

Cao Bằng và Lạng Sơn năm 1993 – Phần 2

Thác Bản Giốc hùng vĩ, làng buôn lậu trên biên giới Việt – Trung, những cung đường “không đi nổi”… là loạt ảnh khó quên về Cao Bằng và Lạng...

Canh chua cá và tiếng ầu ơ…

Ra ngoài ao bắt lên con tra, xuống vườn rau bẻ vài cây rau ngổ, cắt nhánh bạc hà, hái trái me chua… Một nồi canh mùi thơm bốc lên...

Nổi cơn Tam Bành nghĩa là gì?

Nổi cơn Tam Bành là gì? Trong văn chương, Nguyễn Du có lẽ là người đầu tiên sử dụng chữ Tam Bành.  Cụ thể trong tác phẩm Truyện Kiều, Tú...

Exit mobile version