Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thành ngữ “Bóc ngắn cắn dài”

Ý nghĩa chung của thành ngữ bóc ngắn cắn dài nẩy sinh trên một lôgich và cơ chế nghĩa khá lí thú. Như đều biết, thành ngữ bóc ngắn cắn dài nói tới một việc rất cụ thể, nói đến chuyện ăn uống một thứ gì có vỏ. Thứ đó là gì không thành vấn đề, bởi ai mà chẳng liên hệ với cái thứ vỏ mềm, khả dĩ ăn được như khoai lang, chuối… Điều quan trọng hơn là, trên thực tế có những kẻ bóc vỏ được một phần ngắn mà khi ăn lại cắn một phần dài hơn, lấn sang cả chỗ chưa bóc vỏ. Lệ thường thì đó là hành vi phàm ăn tục uống. Nhưng người đời không nhất thiết khai thác hoàn toàn ý này. Người ta chỉ còn giữ được cái ý “làm thì ít mà muốn hưởng thì nhiều”. Điều này có liên quan tới nghĩa thứ hai của thành ngữ, tức là phê phán kẻ làm ăn cò con, hám lợi, muốn bỏ sức và bỏ vốn ít nhưng muốn thu về cho nhiều lợi lộc hơn. Thực ra ở thành ngữ này, dân gian đã khai thác theo một hướng khác trên cơ sở nghĩa biểu trưng của các từ cấu tạo nên thành ngữ. Các từ bóc, ngắn, cắn, dài đều có ý nghĩa biểu trưng riêng. Ở đây bóc biểu trưng cho lao động, cho hành động làm (việc), ngắn biểu trưng cho số lượng ít, sản phẩm làm ra không nhiều, trong khi đó cắn biểu trưng cho hành động ăn, việc tiêu dùng nói chung, dài biểu trưng cho số nhiều, phần chi tiêu lớn. Tổng hòa nghĩa của các thành tố này, chúng ta có thành ngữ bóc ngắn cắn dài với ý nghĩa “làm ra được ít mà chi dùng quá nhiều”. Vì đi theo hướng biểu trưng này nên thành ngữ bóc ngắn cắn dài đã xa dần với cái xuất phát điểm của nó, cũng như thực tế quan sát việc ăn uống theo lối bóc ngắn cắn dài. Từ bóc chẳng còn gợi gì đến việc “bóc vỏ” nữa. Thành ra, trong tiếng Việt, đôi khi người ta còn dùng động từ làm để thay vì cho bóc trong thành ngữ này để tạo lập một biến thể khác là làm ngắn cắn dài.

Dạng thức Làm ngắn còn dài tuy làm mất thế đối xứng giữa các động từ vốn có liên hệ chặt chẽ về nghĩa và hành động bóc và ăn trên thực tiễn, song nó vẫn được tồn tại hiển nhiên trong tiếng Việt, do tính biểu trưng của các thành tố trong thành ngữ đem lại.

Trong sử dụng ngôn ngữ, thành ngữ bóc ngắn cắn dài được dùng khá linh hoạt. Thành ngữ này được tách, chen, thay đổi vị trí các yếu tố trong đó theo những dạng thức khác nhau tùy theo dụng ý người nói, người viết.

Từ Hi Thái hậu làm gì khiến cỏ không thể mọc trên lăng mộ ?

Từ Hi Thái Hậu là mẹ đẻ của Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế. Nhiều nhà sử học hiện đại ở Trung Quốc và hải ngoại miêu tả Từ...

Hủ tiếu hay hủ tíu?

“Mỹ Tho” mang nghĩa “nàng thiếu nữ da trắng”, có phải vậy không? Thời bấy giờ chúng ta vẫn dùng văn tự là chữ Hán, chữ Nôm (chưa có chữ Quốc ngữ),...

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 1 – Từ Paris cậu Ba điện về – Ông Hội đồng đổi mới cửa nhà

Từ Paris cậu Ba điện sẽ về tháng tới Xứ Bạc Liêu - Ông Hội đồng đổi mới cửa nhà Mấy ngày nay, Nhà Lớn thật là rộn rịp. Nhà...

Tộc người Hán: Một bản sắc được kiến tạo

Sự hình thành "tộc người Hán" không chỉ được kiến tạo từ góc độ danh xưng, mà quan trọng hơn còn là quá trình mà rất nhiều nhóm người khác...

Nghề phát thư thời Pháp thuộc

Dưới chế độ quân chủ, vấn đề đưa tin là chỉ có trong lãnh vực triều đình. Người dân thì chỉ có thể chờ cơ hội để nhờ người này...

Vế đối “Vũ vô kiềm toả năng lưu khách” và số phận những người ra vế đối lại

Hai câu đối sau đây: Vũ vô kiêm toả năng lưu khách Sắc bất ba đào dị nịch nhân là của một người làm hay của một người ra và...

Cuộc sống bên trong con hẻm trăm tuổi tại Sài Gòn

Theo một số nghiên cứu khác thì cái tên Hào Sỹ Phường có xuất xứ từ nghề nghiệp của cư dân trong hẻm. Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đã...

Chợ Hà Nội xưa

Chợ xưa đơn sơ, mộc mặc gắn liền đời sống của người dân trên mọi miền đất nước. Đó là nơi giao thương hàng hóa và trao đổi những vật dụng...

Vì sao “The Shawshank Redemption” (1994) vẫn là một thước phim kinh điển cho đến tận ngày nay?

Tại sao chúng ta không thể ngoảnh mặt với bộ phim này khi nó cứ mãi xuất hiện bên cạnh những bộ TV series mà bạn vẫn hay xem trên...

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 3/5 – Từ Trường Sư phạm đến Trung học Chasseloup – Laubat

Bức ảnh gần như duy nhất về chùa Khải Tường còn lưu lại đến nay do nhiếp ảnh gia Émile Gsell (1838 - 1879) chụp nửa đầu thập niên 1870....

Ngày Phụ Nữ 03/03/1960 Tại Sài Gòn Năm Xưa

Saigon 1960 - Nữ sinh Trưng Vương diễn hành trong ngày Phụ Nữ Xe hoa trường Nữ Trung Học Trưng Vương Nữ sinh Gia Long diễn hành trong ngày Phụ...

Giải mã bài hát ‘huyền bí’ Bắc kim thang cà lang bí rợ

Trải qua thời gian dài, người lớn không còn kiên nhẫn để giải thích cho con trẻ hiểu về truyện cổ tích kia, thế nên bài đồng dao “bắc kim...

Exit mobile version