Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thành ngữ “Bới Lông Tìm Vết”

Thành ngữ “bới lông tìm vết” xuất phát từ thành ngữ Hán Việt “suy mao cầu tì”. Trong tiếng Việt, thành ngữ này được dùng để chỉ hành vi của những người hay bới móc khuyết điểm, thiếu sót của người khác.

Trước hết, hành động “bới lông tìm vết” được thực hiện khi xem xét các loại chim đẹp. Ngày xưa bên Trung Hoa hay mở các hội thi chim. Chim đẹp ở bộ lông và dáng điệu. Chim quý ở tiếng hót. Những điều này lộ ra ở bên ngoài, rất hiển nhiên, có thể nhận biết dễ dàng và chính xác. Một khi đã bới lông để dò tìm những vết xấu thân thể có thể bị che khuất dưới lớp lông đẹp của chim có nghĩa là về vẻ đẹp của bộ lông, của dáng điệu, của tiếng hót, những tiêu chí khách quan, có tính chất truyền thống, đã được thừa nhận nhưng vì chủ quan không muốn thừa nhận, hoặc muốn đánh sụt giá vẻ đẹp của chim. Đó là một sự cố tìm moi móc không thiện ý nhằm làm giảm giá trị của loài vật này. Với nhận thức đó, người dân gắn việc “bới lông tìm vết” với hành vi cố tìm moi móc khuyết điểm của người khác để hạ thấp uy tín của họ.

Trong vận dụng ngôn ngữthành ngữ “bới lông tìm vết” có thể được sử dụng linh hoạt để nhấn mạnh ý nghĩa biểu đạt của nó.

Bới lông mựa nỡ tìm nơi vết

Cũng có khi kinh, cũng có quyền

(Hồng Đức quốc âm thi tập)

Gần nghĩa với thành ngữ “bới lông tìm vết” là thành ngữ “vạch lá tìm sâu”.

Nhớ về thời bao cấp: Chuyện ăn cắp xăng dầu

Hầu như ai lớn lên trong thời bao cấp đều chứng kiến cảnh ăn trộm xăng dầu. Nhưng phần lớn những câu chuyện “chôm chỉa” xăng dầu thời đó rất...

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – Danh tướng kiệt xuất của người Việt

Sinh năm 1228, Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một...

Chuyện ít biết về Sài Gòn ngày trước

Chuyến bay đầu tiên và ngành hàng không Lúc 10 giờ 30 ngày 10/12/1910, lần đầu tiên một chiếc máy bay loại bốn cánh nhãn hiệu Farman xuất hiện trên...

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 3)

Phần 3: Nguyễn Chánh Sắt (1869 - 1947) nhà văn tiền phong Nam Kỳ Nguyễn Chánh Sắt là một người tự học, một nhà văn tiền phong, một dịch giả truyện Tàu nổi...

Phương tiện di chuyển của người Việt xưa

Những phương tiện di chuyển đã đi vào dĩ vãng (1): Từ kiệu đến võng Trong suốt chiều dài lịch sử, hàng loạt các loại phương tiện giao thông, cá...

Khởi nghĩa Dương Thanh năm 819

Bài viết chỉ dừng lại ở việc đặt một giả thuyết khác về cuộc khởi nghĩa của Dương Thanh hay nói cách khác bài viết góp những bằng chứng cho...

Một trời Thái Thanh

25  tháng Ba năm 2020 tang lễ Thái Thanh. California đang mùa đại dịch Covid-19. Không thể ra khỏi nhà. Tôi ngồi lặng lẽ cầu nguyện và nhớ chị. Từ...

Đanh đá cá cày là gì?

Câu này thường để chỉ những người phụ nữ có tính ương ngạnh, không được hiền lành, dịu dàng. Tuy nhiên, do ngôn ngữ vùng miền nên nhiều người đọc...

Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc

Từ khi triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Giáp Thân (1884) với Chính phủ Pháp nước ta bước vào thời kỳ mà các sử gia gọi là Thời kỳ...

Kiến trúc độc đáo của đình Minh Hương Gia Thạnh ở Chợ Lớn

Ngoài ý nghĩa là một di tích của xã Minh Hương, nơi thờ tự hương hỏa của người Minh Hương, đình Minh Hương Gia Thạnh có giá trị về nghệ...

Người Việt Nam chúng ta hiện nay có bao nhiêu họ?

Theo tài liệu của người Pháp -Pierre Gourou (1930) - thì ở Việt Nam có 202 dòng họ. Dã Lan Nguyễn Đức Dụ trong cuốn Gia Phả - Khảo Luận...

Cuộc sống người Sài Gòn những năm 90

Hơn 30 năm trước, người Sài Gòn dạo phố trên chiếc Vespa hay xích lô, tà áo dài bay bay, ôtô “con bọ” xưa cũ chạy phổ biến, cuộc sống...

Exit mobile version