Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thành ngữ “Cá không ăn muối cá ươn”

Tự phụ, tự cao, cái bệnh ấy khác gì cá không ăn muối (ướp muối). Lắng nghe theo lời người trên, làm theo cái phải ấy là người biết. Cha ông đúc rút kinh nghiệm quả là tài tình.

Nhà nọ, một hôm bắt được hai con cá béo mới nói:

– Hôm nay còn nhiều đồ ăn, tạm cho chúng mày vào nồi, ướp muối để chiều làm thịt.

Hai con cá nghe thấy vậy, lo lắng lắm. Một con mới bảo con kia:

– Người ta nói: “Xót như xát muối”, sợ lắm, tôi chả tội gì mà phải vậy.

Con cá kia mới nói:

– Xót thật đấy, nhưng mình còn có ích, chứ không thì ươn thối, ươn tha ra đấy, người ta quẳng đi, lại chả làm mồi cho lũ kiến, thế thì còn đau đớn hơn nhiều.

Tiện ở góc bếp, vại muối cũng chêm vào:

– Đúng đấy, muốn để lâu được thì chịu khó xót một tí còn hơn là thối rũ xương ra, ai người ta thiết nữa.

Nói vậy nhưng con cá nọ cũng chẳng nghe ra. Nó quẫy đuôi một cái thật mạnh, văng mình ra khỏi nồi, tìm cách trốn.

Người nhà khi làm cá, chỉ thấy còn một con, mới đem mổ ướp muối. Còn con kia nhảy ra khỏi chậu, đến chiều tối thì nhớt khô cả lại, kiến bắt đầu bu đầy. Đến sáng hôm sau, nó đã chết ươn. Cho đến ngày hôm sau nữa thì bắt đầu thối rữa, người ta mới phát hiện ra nó, bèn xúc quẳng nó vào thùng phân. Lúc đó vại muối thấy vậy nói:

– Đúng là đồ không biết nghe lời. Đồ cá không ăn muối, ươn thối ươn tha ra vậy, ai còn cần mày nữa.

Tự phụ, tự cao, cái bệnh ấy khác gì cá không ăn muối (ướp muối). Lắng nghe theo lời người trên, làm theo cái phải ấy là người biết. Cha ông đúc rút kinh nghiệm quả là tài tình.

Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh – NXB Thông Tấn

Những Quy Tắc Cần Biết Khi Ăn Buffet

"Buffet" (búp phê) trong tiếng Pháp là tự chọn hay còn gọi là tiệc đứng, nghĩa là thực khách có thể đi lại, đứng ngồi tùy thích khi ăn uống....

Ngã 3 Ông Tạ – Xóm “Nai đồng quê” trước năm 1971

Bắt đầu từ ngay ngã ba trên đường Thoại-Ngọc-Hầu. Bên phải có tiệm gạo Quang Vinh, nhà 3 tầng lầu, có người con trai cả tên Vinh học trò võ...

Đình làng xưa – Biểu tượng của làng quê

Đã từ rất lâu rồi, khi nói đến văn hoá làng, nói đến nông thôn Việt Nam, người ta liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng, làm...

Loạt ảnh ‘không đụng hàng’ về Việt Nam năm 1997

Xích lô chở “loa phường”, giới trẻ “đi bão”, dây chuyền kiểm tra chất lượng bao cao su… là loạt ảnh không thể quên về Việt Nam năm 1997 được...

Rạp chiếu bóng thùng, tuổi thơ của dân Sài Gòn xưa.

“Chủ rạp” chiếu bóng thùng là chú Hai Ngon, khoảng chừng 40 tuổi, gương mặt trông hiền lành nhưng cũng không giấu được hết nét hằn sâu của cuộc đời...

Câu chuyện chè Thưng

Chè thưng coi ngọt ngào vậy mà lại là món “khó ăn” nhứt cho tôi, trước do cái tên bí hiểm, sau vì quá khứ đầy bí ẩn của nó....

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 4/5 – Chùa Ao và chùa Kiểng Phước

Bản đồ Sài Gòn và khu vực đồn Chí Hòa trong cuộc tấn công ngày 24 và 25.2.1861 cho thấy, trong bốn ngôi chùa thì Kiểng Phước nằm xa đường...

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nổi tiếng đất Nam Bộ

Bên cạnh kiến trúc độc đáo, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê còn gắn với một cuộc tình của nữ nhà văn Pháp Marguerite Duras và thiếu gia người Hoa Huỳnh...

Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống có đúng không? có cần thiết không?

Đối với các cụ thì câu hỏi này thừa, vì "Nòi nào giống ấy","Cây nào quả ấy","Giỏ nhà ai quai nhà ấy","Con nhà công chẳng giống lông cũng giống cánh",...

Đình xưa làng cũ

Từ rất lâu, khi nói đến văn hóa làng - nét văn hóa của nông thôn người Việt, ai cũng liên tưởng đến những hình ảnh rất đặc trưng làm...

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P1: Đánh Chiêm Thành

Các đời chúa Nguyễn khởi đầu từ khi Nguyễn Hoàng đến trấn thủ vùng Thuận Hóa, Quảng Nam. Phần lãnh địa của chúa Nguyễn khi đó chỉ kéo dài đến...

Nguồn gốc món ngon bún bò giò heo

Nổi tiếng hơn cả trong các món ăn bình dân ở Huế vẫn là món bún bò, hay gọi một cách đầy đủ là “bún bò giò heo”. Hương vị...

Exit mobile version