Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thành ngữ “Cốc mò cò xơi”

Câu thành ngữ nói đến việc làm uổng công, vô ích, làm cho người khác hưởng

Chuyện xưa tích cũ: Cốc mò cò xơi

Chuyện kể:

Con cò và con cốc chơi với nhau. Con cò thì thì lanh lợi, hay bắt nạt con cốc nhưng nó lại lười biếng, co chân ngủ suốt ngày. Con cốc thì hiền lành thật thà. Một hôm, con cò nói với con cốc:

– Cốc ơi, mày có cái mỏ dài, lại mò cá giỏi. Mày chịu khó ra ruộng bờ sông kia, mỗi buổi mò lấy vài con chúng ta cùng ăn.

Cốc hiền lành, nhưng phàn nàn nói lại:

– Chị cũng là giống cò chuyên bắt tôm cá, vậy tôi với chị cùng đi, càng được nhiều.

Con cò mới tán tỉnh rằng:

– Hai người cùng đi, ai trông nhà, lỡ có con rắn hay con quạ cắp mất trứng thì khốn.

Cốc thật thà đi mò, nhưng được con cá tép nào nó tiện mỏ xốc luôn vào ruột. Lúc về chỉ quắp được mỗi con cá nhỏ mang về cho cò. Nhiều lần như thế, cò liền nghĩ ra một mẹo bắt cốc mò được con cá nào cũng phải mang về hết cho mình, liền nịnh cốc:

– Cốc à, ta có cái vòng xinh xắn, chị sếu mới tặng cho, ta thấy cốc thật thà hiền lành, ta tặng lại cốc. Lại đây, ta đeo vào cổ cho nào.

Cốc thấy cái vòng cổ đẹp thì thích quá. Nó giục cò đeo vào cổ cho mình. Nhưng cái vòng nhỏ làm cho cò phải hết sức mới cho vòng lọt xuống cổ cốc được. Vòng đeo vào cổ rồi, cốc lấy làm mãn nguyện lắm, bèn nhanh nhảu ra ruộng bắt cá. Nhưng mỗi lần mò được con cá, nó định nuốt vào bụng thì lại cứ nghẽn ở cổ vì cái vòng ở ngoài thắt chẹn lại, nó đành quắp về cho cò. Cứ thế, cứ thế, mỗi lần nó thèm con cá nhưng không sao nuốt cho được lại thật thà đem dâng cò. Cò ăn cá no bụng mới nói:

– Mày không ăn được con to thì có con tép tôm nào nho nhỏ có nuốt lấy mà sống.

Con vạc đứng trên cây cao chứng kiến cảnh ấy mới nghển cổ ca rằng:

– Cốc mò cò xơi. Cốc mò cò xơi! (1)

Cái phép ăn chặn của cò thật tài tình. Kẻ làm ra của cải chẳng được hưởng mà kẻ ngồi chơi bắt kẻ khác mang thức ăn cho mình. Thật là bất công. Thời nay, cái chuyện “cốc mò cò xơi” chẳng lấy gì là lạ. Những ông chủ cò khoác vào cổ kẻ làm công những cái ách có khác gì cái vòng đeo cổ cốc. Có thể từ chuyện trên mà có thành ngữ: “Cốc mò cò xơi”.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh,

NXB Thông tấn

(1) Theo “Truyện cổ nước Nam” của Ôn Như Nguyễn Văn Học, NXB Văn Học, 2003

Cuộc cải cách để bành trướng toàn cầu của quân đội Trung Quốc

Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu cải cách cùng với cả đất nước này từ cuối thập niên 1970. Động cơ khác thúc đẩy cải cách quân đội là...

Có mấy loại con nuôi?

Có ba loại con nuôi: Con nuôi chính thức, con nuôi danh nghĩa và con nuôi giả vờ. Con nuôi chính thức: Có hai loại : - Con lập tự...

7 chiến hạm từng một thời nổi tiếng

Dưới đây là 7 chiến hạm nổi tiếng trong lịch sử quân sự thế giới. 1. Yamato – chiến hạm được trang bị vũ trang mạnh nhất Yamato được ra...

Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc

Từ khi triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Giáp Thân (1884) với Chính phủ Pháp nước ta bước vào thời kỳ mà các sử gia gọi là Thời kỳ...

Bánh Mì và hơn 14.000 năm lịch sử

Bánh mì và hơn 14.000 năm lịch sử Các loại bánh mì hiện nay. Hương vị chiếc bánh mì pa-tê kẹp thịt đậm đà, chua chua ngọt ngọt của Việt...

Cán dao đúc hình rắn và hổ nuốt chân voi trong nghệ thuật Việt

Cách đây gần 80 năm, phi công anh hùng người Pháp Saint-Exupery cho ra đời cuốn sách Le Petit Prince (Hoàng tử bé) mà sau này đã trở thành kiệt...

Ghi chép về một đám ma xưa

Sống dầu đèn, Chết kèn trống ( tục ngữ ). Tang ma cho người đã khuất vốn là quan trọng với người Việt cổ, nó thể hiện sự hiếu kính với ông...

Kỷ niệm của cậu học trò ăn cắp sách ở nhà Khai Trí xưa để học

Nếu tôi nhớ không lầm, đó là vào khoảng giữa năm 1959 hay 1960, báo chí đăng tin về một cậu học sinh khoảng chừng 14 -15 tuổi, gương mặt...

Lăng tẩm Hoàng gia nhà Minh – Thanh

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Lăng tẩm hoàng gia Minh – Thanh là Di sản văn hóa thế...

Ký ức Sài Gòn – Chợ Lớn xưa

Đô thị Sài Gòn – TP HCM với hơn 300 năm phát triển đã và đang chứa đựng một quỹ di sản kiến trúc đồ sộ và quý giá, đặc...

Cảnh mắc võng, nấu ăn trên chuyến tàu xưa

Bộ ảnh hiếm của nhiếp ảnh gia người Thụy Sĩ ghi lại chân thực cuộc sống sinh động trên chuyến tàu Sài Gòn – Nha Trang vào năm 1952. Werner...

Cận cảnh Bia Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Theo các tư liệu lịch sử bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám được dựng trong khoảng gần 300 năm (1484-1780). 82 tấm bia tương ứng với 82...

Exit mobile version