Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thành ngữ “Của ít lòng nhiều”

Ý nói: Của đem cho tặng, không đáng là bao nhưng tình cảm thì chân thành, nặng nghĩa tình. Còn có câu: Của một đồng, công một nén.

Chuyện kể:

Theo Kinh A xà, ngày xưa, lâu lắm rồi, có một ông vua Ấn Độ, nhân một ngày lễ, mời Phật vào cung làm lễ. Hôm ấy, vua cho đốt bao nhiêu là đèn dầu trong cung Phật ngự, suốt dọc hành lang dẫn từ cung vua đến cung Phật ở. Một bà cụ nghèo khó ở vùng ấy cũng muốn dâng lên Phật ngọn đèn dầu, song bà chẳng còn đồng tiền nào. Bà đi ăn xin một ngày ròng khắp kinh đô, tối về được hai đồng. Bà dùng cả hai đồng, tất tả ra phố mua dầu, đốt một đĩa đèn dâng lên lễ Phật, bà khấn: “Nếu đời sau con được thành đạo, thì xin ngọn đèn này sáng suốt đêm không tắt”.

Sáng hôm sau, khi một nhà sư lên cung Phật tắt đèn, thì thấy mọi ngọn đèn của vua đã tắt từ bao giờ, riêng ngọn đèn dầu của bà cụ ăn xin vẫn sáng rực, không làm cách nào tắt được. Nhà sư thấy chuyện lạ, nên thưa với Đức Phật. Người bảo: “Bà cụ tâm thành tu nhân tích đức, kiếp sau sẽ thành Phật Như Lai”.

Vua nghe chuyện, hỏi một quan trong triều tại sao vua cúng nhiều đèn như sao sa vậy mà chẳng được như bà lão kia chỉ dâng lên một đĩa đèn. Quan đáp: “Bởi vì bà ta của ít lòng nhiều. Bà dâng lên một đĩa đèn nhưng tấm lòng của bà thánh kính bao la”. (1)

Chẳng chỉ Phật, nhiều người bây giờ cũng có tâm đức, giúp được người không kể ơn, không đòi của nả, nhưng nặng tình nặng nghĩa, của ít lòng nhiều, với tấm lòng thành thì dù ít đấy nhưng nghĩa cao:

Của ít Phật chẳng trách đâu

Miễn giàu tấm lòng tu đức, tích tâm.

Tuy nhiên, có lúc nào đó, có người nào đó còn nặng về của cải vật chất. Như thế gọi là biếu xén, đút lót, hối lộ. Thế mới có chuyện khôi hài: “Đồng tiền là Tiên, là Phật”… hay “Nén bạc đâm toạc tờ giấy” là vậy.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh – NXB Thông tấn

(1): Theo “Điển tích Văn học”, Mai Thục-Đỗ Hiểu, NXB Giáo dục,1997.

‘Văn hóa hàng xách tay’ và nỗi nhục quốc thể

“Văn hóa hàng xách tay” nếu không chỉnh đốn, sẽ tiếp tục là mồi lửa kích thích những băng nhóm người Việt mạnh tay hơn khi len lỏi trong các...

Thương gia Nguyễn Văn Hảo: Những di sản và mất mát

Ngay trung tâm Sài Gòn có một tòa nhà mang kiến trúc Pháp với bốn mặt tiền Trần Hưng Đạo – Ký Con – Yersin – Lê Thị Hồng Gấm,...

Thời bao cấp: ‘Thảm họa’ mang tên nhà vệ sinh

Nói về thời bao cấp, có một thứ ấn tượng và ám ảnh đến nỗi người ta ‘đến kiếp sau cũng không quên’, đó là chuyện nhà vệ sinh. Ảnh...

Chùm ảnh về những chiếc taxi ‘cóc’ đầu tiên ở Sài Gòn

Từ những cuối năm 1940, ở Sài Gòn - Chợ Lớn bắt đầu xuất hiện những chiến taxi đầu tiên. Đến những năm 50 của thế kỷ 20, taxi thịnh...

Tại sao Thần Đồ cũng gọi là Thần Trà?

Tại sao ngày xưa cứ đến Tết người ta thường dán hình Thần Đồ Uất Luỹ trước cửa nhà? Tại sao Thần Đồ cũng gọi là Thần Trà? "Thần Đồ...

Trang Trong Trang Ngoài Một Tờ Báo

Nói tới thơ văn trên các báo miền Nam Việt Nam cũng là nói tới các tác giả miền Nam trong làng báo. 1- Và một khi đã nói tới...

Pyotr Ilyich Tchaikovsky. Nhạc Cổ điển & Nhạc kịch Ballet

Lời mở đầu Pyotr Tchaikovsky (May 7, 1840 - November 6, 1893) có thể được xem như là một nhà soạn nhạc cổ điển có tiếng nhất. Ông sinh ngày...

Về tài câu đối của Đoàn Thị Điểm

Đoàn Thị Điểm là con gái thầy học của Trạng Quỳnh, tính tình đoan trang lại giỏi chữ nghĩa. Những câu chuyện về Trạng Quỳnh và bà Đoàn Thị Điểm...

Ảnh để đời về cuộc sống ở thủ đô Hà Nội năm 1995

Loạt ảnh Hà Nội năm 1995 do phóng viên ảnh Hoàng Đình Nam thực hiện sẽ làm sống lại ký ức của nhiều người về một khoảng thời gian đời...

Cần giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ Nam Bộ

Cũng như người Nam Bộ, ngôn ngữ Nam Bộ rất chân quê, giản dị, nhưng lại cực kỳ phong phú, đa dạng. Nó phong phú và đa dạng đến mức...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 2 – Học chế – Học vụ

Tổ chức Khoa cử cũng như giáo dục của ta, trên đại cương, đều theo khuôn mẫu của Trung quốc. I - TỔ CHỨC GIÁO DỤC VÀ HỌC THUẬT Ở...

Quốc Học 100 năm

Tại cố đô Huế, 10-2016, trường THPT chuyên Quốc Học hân hoan kỷ niệm 120 năm thành lập. Trân trọng mời quý độc giả gần xa đọc lại Quốc Học...

Exit mobile version