Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thiếc thay một đoá “đồ mi” hay “trà my”?

273. Kiến thức ngày nay, số 182, ngày 10-8-1995, Dòng 845 của Truyện Kiều là: “Tiếc thay một đoá trà mi” Còn Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh thì viết: “Tiếc thay một đoá trà (đồ) mi”. Vậy “đồ mi” đúng hay “trà mi” đúng.

Trong tiếng Hán, chỉ có danh từ đồ mi chứ không có trà mi. Vì chữ đồ 筡 và chữ trà 茶 chỉ khác nhau có một nét (chữ trước có một nét ngang nhỏ trên chữ mộc 木 mà chữ sau không có) nên người ta dễ nhầm chữ này thành chữ kia. Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh (Hà Nội, 1974) đã ghi nhận cả hai hình thức đồ mi lẫn trà mi nhưng vẫn mặc nhận rằng đồ mi mới là hình thức gốc và chính xác. Đồng thời cũng theo Đào Duy Anh thì “nước ta có hoa trà mi, nhưng khác với đồ mi của Trung Quốc”. Cách ghi nhận này cũng hàm ý rằng trà mi (Việt Nam) là một cách đọc sai của đồ mi (Trung Quốc), như Đào Duy Anh đã khẳng định trước đó. Còn hiện tượng hoa trà mi/đồ mi ở Trung Hoa khác ở Việt Nam thì lại là một việc khác và cũng giống như hiện tượng hoa mẫu đơn của Trung Quốc không giống hoa mẫu đơn ở Việt Nam mà thôi. Tuy nhiên trên đây chỉ là xét theo hiện đại chứ nếu xét theo nguồn gốc thì có ý kiến cho rằng đồ 筡 và trà 茶 vốn chỉ là một chữ vì thể triện của cả hai chữ này đều là.

Về chữ này, Từ Huyền nói rằng đây là chữ trà 筡 hiện Còn Hách Ý Hạnh nói rằng chữ trà 茶 ngày nay xưa viết là 筡 , đến đời Đường, Lục Vũ soạn sách Trà kinh, mới giảm một nét (tức nét ngang ngắn trên chữ mộc) mà viết thành 筡. Cổ Viêm Vũ cho rằng đời Đường hãy còn viết 筡 (chứ chưa giảm một nét) và rằng chữ đó xưa chỉ đọc là đồ rồi từ đời Đông Hán trở đi mới có âm trà (trạch gia phiên) mà còn thêm âm gia (ca). Từ đời Lương trở đi mới có âm nay (là trà) lại còn giảm bừa một nét mà viết thành 筡 . Cổ Viêm Vũ dẫn chứng rằng, ở vận ma, sách Quảng vận có cả hai chữ 茶 và 筡 và có ghi chú rằng chữ sau là tục tự của chữ trước. Trở lên là dẫn theo Hình âm nghĩa tổng hợp đại tự điển của Cao Thụ Phiên. Từ hải cũng ghi nhận rằng chữ 筡 xưa viết là 茶 rồi về sau Lục Vũ mới giảm bớt một nét khi soạn Trà kinh.

Chữ trà ngoài việc dùng để ghi tên một thứ ẩm liệu, cũng còn dùng để ghi họ người nữa. Có ý kiến cho rằng xưa kia Trà và Đồ vốn là một họ rồi đến đời Hán mới phân làm hai, (1) ý muốn nói rằng xưa kia họ hữu quan chỉ có âm đồ và ghi bằng chữ 茶, sau mới phân hoá như hiện nay. Nhưng Khang Hy tự điển thì cho rằng ngay từ đời Hán, trà và đồ đã là hai chữ riêng biệt. Sách này dẫn chứng rằng Hán thư niên biểu có hai chữ với chữ đồ viết là 茶, chữ này được Nhan Sư Cổ chú đồ lăng âm là đồ về còn Địa lý chí có hai chữ trà lăng với hai chữ trà viết là 筡 thì Nhan Sư Cổ chú âm là “trượng gia thiết” trà). Vậy đó đã là hai chữ khác nhau. Dù thế nào mặc lòng, xét theo hiện trạng của Hán ngữ và Hán tự thì đồ và trà đã là hai chữ khác nhau.

Và người Việt Nam đọc đồ mi thành trà mi đương nhiên là đã đọc sai. (Vì nhận nhầm mặt chữ như thế nên thợ khắc ván mới khắc đồ thành trà chăng?). Cái sai này chẳng qua chỉ là chuyện tác đánh tộ, ngộ đánh quá chứ không phải là do tránh né danh từ “đổ” của khẩu ngữ bình dân. Về trường hợp này, chúng tôi đã có dịp phát biểu nơi Chuyện Đông chuyện Tây, nay xin nhắc lại như sau: “Chúng tôi không nghĩ như thế vì nếu tránh thô tục là lý do đích thực của việc đọc trại đồ thành trà thì (…) lẽ ra người ta đã phải kiêng kỵ giùm cho các ông “đồ” Nho mà gọi họ là ông “trà” chứ có đâu vẫn báng bổ mà dùng cái tiếng “đồ” để gọi họ (…) Vả lại, tại sao để tránh thô tục, người ta không chọn tiếng nào gần âm với tiếng đồ hơn (chẳng hạn: đô, độ, đà, v.v.) mà cứ phải chọn trà? (2).

Vấn đề rõ ràng là ở chỗ người ta đã nhầm lẫn chữ này với chữ kia vì đồ và trà chỉ hơn kém nhau có một nét (và ngoài nét này ra thì chúng hoàn toàn giống nhau). Thực ra, chẳng cứ gì ta mới nhầm đồ thành trà. Tàu cũng vẫn cứ nhầm lẫn như thường. Bằng chứng là họ đã nhầm ngược lại trà thành đồ trong danh từ phiên âm trà tỳ 茶砒 mà họ cũng viết thành đồ tỳ 筡毗. Đây là tiếng Hán dùng để phiên âm danh từ Sanskrit śavya có nghĩa là tang lễ (< sáva là thây ma, xác chết). Trà tỳ đúng ra phải đọc là trà bì vì âm Hán Việt chính thống của chữ 毗 là bì (bần di thiết).

Savya đã được phiên âm thành trà bì (tỳ) để chỉ sự thiêu xác, lễ hoả táng. Chữ trà cũng đã bị nhiều người Tàu nhầm thành chữ đồ, đến nỗi một quyển từ điển danh tiếng như Từ hải chỉ ghi nhận có hình thức phiên âm: đồ bì (tỳ) mà không có… trà bì (tỳ), bất kể đây mới là hình thức phiên âm nguyên thuỷ và chính xác. Tóm lại, tiếng Hán chỉ có danh từ đồ mi chứ không có trà mi, Bản Kiều mới nhất là Truyện Kiều do Nguyễn Quảng Tuân khảo đỉnh và chủ giải (Nxb. Khoa học Xã hội, 1995) cũng đã ghi nhận như sau: “Trà mà đúng ra là chữ đồ mi” Một bằng chứng nữa cho việc khẳng định âm đồ là chữ đồ 筡, ngoài bộ thảo 艸 còn viết theo bộ dậu 酉 thành 酴.

Đây cũng là một hình thanh tự mà thanh phù là đồ, giống như trong chữ đồ bộ thảo (Xin chú ý rằng chữ 稌 có ba âm: dư, từ và đồ). Thơ vịnh hoa đô mì của Tô Triệt có hai câu như sau: Hậu phố đồ mi thủ tự tài; Thanh như thược dược, nghiệm như mai. nghĩa là: Tự tay trồng hoa đồ mi nơi vườn sau Thanh như thược dược, đượm như mai. 1. Xem Hình âm nghĩa tổng hợp đại từ điển, tr. 1439. 2. Kiến thức ngày nay, số Xuân Giáp Tuất, tr. 29.

Tôi Đưa Em Sang Sông là của ai sáng tác?

“Ai là tác giả của nhạc phẩm Tôi đưa em sang sông” là vấn đề được bàn thảo khá rộng rãi trong vài năm qua. Người viết bài này có...

Sài Gòn – Những tên đường xưa

Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội…. luôn cả tên đường của Sài...

Việc xử phạt gian lận thi cử thời xưa

Các triều đại xưa kia thông qua khoa cử để tìm chọn nhân tài cho đất nước. Rất nhiều các bậc danh nhân hiền tài đều xuất thân từ các...

Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay

Vùng đất phía Bắc của người Bách Việt từng lên đến tận phía Nam sông Dương Tử (hay Trường Giang), tới khu vực Hồ Động Đình (tức tỉnh Hồ Nam,...

Hoàng Oanh kể về kỷ niệm với bài hát ‘Chuyến Tàu Hoàng Hôn’

Bài viết này được chính ca sĩ Hoàng Oanh viết, kể về câu chuyện nhỏ thú vị xung quanh bài hát bất hủ: Chuyến Tàu Hoàng Hôn. Ca sĩ Hoàng...

Nên nhìn nhận vấn đề ly hôn như thế nào?

Nhiều cụ cao tuổi thường phàn nàn: Thời này bọn trẻ yêu nhau quá dễ dàng nên bỏ nhau cũng dễ. Ngược lại lớp trẻ lại cho rằng: Ngày xưa...

Vua Tự Đức với việc bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc giai đoạn 1848 – 1878

Trong khoảng thời gian 1848- 1883, thời trị vì của Tự Đức, tình trạng mất ổn định về an ninh quốc phòng đã diễn ra tại một số tỉnh biên...

Gom góp từ ngữ của miền Nam và Saigon xưa

Nhằm để ghi nhớ lại những từ mà ngày xưa người Saigon/Miền Nam hay dùng như: Mèn ơi, Nghen, Hén, Hen, Tà Tà, Thềm ba, Cà rịch cà tang, tàn...

Âm đức nghĩa là gì? Vì sao lại gọi là “âm”?

Các ghi chép khuyến thiện thời xưa thường xuyên nhắc đến các từ như “âm phúc”, “âm đức”, “âm công” để chỉ việc hành thiện tích đức, đắc thiện quả,...

Sài Gòn Xưa In Ít

Để minh họa cho một mục kia, nhiều báo đã dùng một bức tranh vẽ cảnh trước chợ Bến Thành. Thật ra thì tranh đó chỉ vẽ lại một bức...

Về mốc thời gian thành lập thành phố Sài Gòn

Trong dịp chuẩn bị kỷ niệm năm thành lập Thành phố Sài Gòn nay là Thành phố Hồ Chí Minh, theo tôi được đọc trên một số báo chí, thì...

Cam chịu phận bánh cam

Mỗi lần nghe tiếng rao “Bánh cam đây mấy anh mấy chị ơi” trong một con hẻm ba xuyệc ở quận tư tự nhiên thấy lòng nao nao. Tiếng rao...

Exit mobile version