Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng – “Dã” hay “giã”?

Do nhầm lẫn về âm đọc, nhiều người không phân biệt được “dã” và “giã”, thậm chí còn cho rằng chúng là một, như trong trường hợp “thuốc đắng dã/giã tật”.

Thật ra, “dã” và “giã” là những từ hoàn toàn khác nhau. Trong tiếng Việt, “dã” có nghĩa là “làm giảm, làm mất tác dụng của chất, thường là có hại, đã hấp thu vào trong cơ thể”, như trong “dã độc”, “dã rượu”. Như vậy, “dã” gắn liền với một chất cụ thể. Trong thành ngữ “thuốc đắng dã tật”, “tật” là yếu tố gốc Hán, nghĩa là “bệnh”, không phải là một chất cụ thể. Do đó, kết hợp “dã tật” là không ổn.

“Giã” trong tiếng Việt có nhiều từ. Đó là: 1. “làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài bằng cách cho vào cối và dùng chày nện xuống liên tiếp”, như trong “giã bột”, “giã gạo”; 2. “từ giã” (từ cũ), như trong “giã từ”, “giã biệt”; 3. “kết thúc, bắt đầu tan”, là biến âm của “rã”, như trong “giã đám”, “giã hội”; 4. “lưới hình túi do tàu thuyền kéo để đánh bắt cá và các hải sản khác ở tầng đáy hoặc gần đáy biển”, như trong “kéo giã”; “thuyền dùng để kéo giã đánh cá”, như trong “chiếc giã” và nghĩa chuyển từ loại “đánh cá và các hải sản khác bằng giã”, như trong “đi giã”, “nghề giã”.

Nhiều người cho rằng, “giã” trong thành ngữ “thuốc đắng giã tật” là “giã” 1 và “giã tật” có thể hiểu là “đánh bay, đánh tan bệnh”. Tuy nhiên, cách dùng này đã đi khá xa so với nghĩa gốc của “giã”. “Giã” là “làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài”, kết hợp với “tật” cũng không ổn.

Vậy, đâu mới là thành ngữ đúng. Câu trả lời là “thuốc đắng đã tật”. Trong đó, “đã” là một từ cũ có nghĩa là “đã lành bệnh”, “khỏi bệnh rồi” như ghi nhận trong “Đại Nam quấc âm tự vị” của Huình Tịnh Paulus Của hoặc trước đó, “Tự vị Annam Latinh” của Bá Đa Lộc. Kết hợp này càng có cơ sở khi “tật” với nghĩa “bệnh” cũng là một từ cũ, nay hầu như không còn được dùng nữa.

Ngoài ra, còn có dị bản “thuốc đắng đả tật”. Trong đó, “đả” gốc Hán, nghĩa là “đánh, đập”, như trong “đả thương”. “Đả tật” có thể hiểu là “đánh [bay] bệnh”.  Tuy nhiên, trong hầu hết các từ điển tiếng Việt, Hán Việt, chúng tôi không thấy ghi nhận tổ hợp này.

Dạy con từ thủa bào thai

Tục ngữ Việt Nam có câu: "Dạy con từ thủa còn thơ - Dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về". ở đây chúng tôi muốn nêu: Không những dạy con...

Giai thoại về Ông Đỏ, Ông Đen

Tượng Ông Đỏ và Ông Đen ở chùa Nhạn Sơn được người Chăm tạo tác từ thế kỷ 13. Xung quanh hai pho tượng có một giai thoại lịch sử...

Cho Em Quên Tuổi Ngọc – Câu chuyện đằng sau một tuyệt tác của nhạc sỹ Lam Phương

Bài Cho Em Quên Tuổi Ngọc là một tuyệt phẩm của nhạc sĩ Lam Phương sáng tác vào thập niên 1980 ở Pháp quốc. Bài hát đã lách thoát khỏi...

Xây dựng lối sống làng xã qua hương ước xưa

Hương ước, lệ làng là những di sản văn hóa pháp lý đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Các công trình nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ...

Truyền kỳ về Viên Thụ San – Vị thầy xem tướng lừng danh một thời

Xem tướng đoán mệnh là một chuyện kỳ diệu lạ lùng, thế nhưng, có người vẫn không để tâm, đặc biệt là những quân nhân trẻ tuổi tinh lực dồi...

Giặc Cờ từ phương Bắc – Kỳ 1/3 – Giặc Cờ Trắng

Quân Cờ Trắng (白旗軍, Hán Việt: Bạch Kỳ quân) là một đảng cướp thổ phỉ, có nguồn gốc từ tàn quân của phong trào Thái Bình Thiên Quốc (Trung Quốc) kéo sang Việt...

Tại sao nạ dòng không lấy được trai tơ?

Không phải tác giả đặt câu hỏi để giải đáp, mà chính tác giả thắc mắc mong được giải đáp vì sao có sự bất công đó? Ngày xưa những...

Tục lệ ma chay cúng lễ của người Việt xưa

“Lệnh vua thua lệ làng” mỗi nơi sẽ có những phong tục,tập quán mang nét đặc trưng riêng. Sau đây là những tục lệ ma chay của người Việt. 1....

Tuổi thọ của vua chúa Việt Nam

Bấy lâu này tôi tự hỏi vua chúa Việt Nam ta thời xưa sống bao lâu. Tìm số liệu này cũng không khó, nhưng đòi hỏi thời gian. May mắn...

Tào khang chi thể là đạo trọng/Nghĩa kim bằng, bần tiện mạc vong

Tào khang chi thể là đạo trọng; Nghĩa kim bằng, bần tiện mạc vong. Xin cho biết xuất xứ và nguyên văn của hai câu trên. Có phải chữ “tào”...

Liều với liệu – Bồ kết, Bồ hòn

Xin cho hỏi: 1. “Liều” trong “liều lĩnh”, “liều mạng” thì liên quan như thế nào với liêu 聊? 2. Đâu là từ nguyên của “bồ hòn”, “bồ kết”? “Bồ...

Việc gả chồng cho các công chúa triều Nguyễn

Vấn đề này quả thật không đơn giản. Trong nhân gian lấy nhau thời xưa cũng đã phức tạp rồi. Có đến 6 cái lễ chính: từ Nạp Thái, Vấn...

Exit mobile version