Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Về Câu Chúc Mừng Cô Dâu Chú Rể “Sắt Cầm Hảo Hợp 瑟琴好合”

Trong một lần ngồi ở một quán ăn (vừa mở cửa lại sau khi tổ chức đám cưới cho con họ), chợt thấy trên vách trang trí câu “Sắt Cầm Hảo Hợp”, một người bạn của tôi buột miệng: “phải là Sắc cầm… mới đúng chứ”. Bạn ấy cho phải là “sắc”, trong từ “nhan sắc”. Có lẽ bạn ấy nghĩ rằng “Sắc cầm hảo hợp” có ý nghĩa tương tự với “tài sắc song toàn”. Tôi thử giải thích nhưng xem ra bạn ấy không đồng ý.

Hôm nay, khá rảnh nên tôi ghi lại ít dòng bàn qua về câu chúc tụng bằng chữ Hán (hoặc âm Hán Việt) này.

Bản dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc có câu:

“Sắt cầm gượng gảy tiếng đàn,
Dây uyên kinh dứt phím loan ngại chùng”

Đoạn trường tân thanh có câu:

“Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm”

“Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì”

Truyện Hoa Tiên có câu:

“Chưa cầm sắt cũng tào khang”

Vậy Sắt Cầm Hảo Hợp có ý nghĩa thế nào?

* Sắt, cầm là tên 2 loại đàn cổ của Trung Hoa ngày xưa

– Sắt 瑟: cây đờn sắt, xưa có 50 dây, sau sửa lại còn 25 dây.

– Cầm 琴: cây đờn cầm, xưa có 5 dây, sau thêm 2 dây thành 7 dây.

* Hảo Hợp

– Hảo 好: tốt đẹp.

– Hợp 合: hòa hợp.

Sắt Cầm Hảo Hợp 瑟琴好合 là đàn sắt và đàn cầm hòa âm với nhau tốt đẹp, nghe rất êm tai. Ý nói đôi vợ chồng hòa hợp nhau.

Thường nghe nói: “Loan phụng hòa minh, sắt cầm hảo hợp”.

Nghĩa là:

Chim loan và chim phụng hòa tiếng hót,

Đàn sắt đàn cầm hợp âm, là chỉ đôi vợ chồng hòa hợp với nhau.

Đây là câu cầu chúc đôi vợ chồng mới cưới, mang ý nghĩa chúc đôi uyên ương hòa hợp trong cuộc sống lứa đôi như hai cây đàn Sắt và Cầm cùng nhau hợp tấu.

Trong thực tế, lời chúc tụng đôi tân nhân trong ngày cưới, câu “Sắt cầm hảo hợp” 瑟琴好合 đôi khi biến thể thành “sắt cầm hòa hợp” 瑟琴和 合 (hay “sắt cầm hòa hiệp”)

Một số câu thường thấy trang trí trong đám cưới hoặc chúc tụng cô dâu chú rể:

– 瑟琴好合 Sắt cầm hảo hợp: nghĩa là quan hệ vợ chồng hoà hợp, ví như quan hệ chung hợp giữa hai loại đàn (đàn cầm và đàn sắt) trong một dàn nhạc.

– 鸞鳳和鳴 Loan phượng hòa minh: nghĩa là: Vợ chồng hoà thuận, thương yêu nhau ví như đôi chim phượng cùng hót.

– 百年偕老 Bách niên giai lão: chung sống hoà hợp trọn đời bên nhau.

– 白頭偕老 Bạch đầu giai lão: chung sống hòa hợp hạnh phúc bên nhau đến khi đầu bạc.

– 百年好合 Bách niên hảo hợp: tức trăm năm sống tốt bên nhau.

– 永結同心 Vĩnh kết đồng tâm: nghĩa là mãi mãi cùng chí hướng.


Vĩnh Kết Đồng Tâm


Bách Niên Giai Lão

Chuỗi ngày dịch bệnh N.Covi19 đang diễn ra trong nỗi lo âu. Mình đem mấy câu chúc tụng cô dâu chú rể nhân ngày tân hôn ra bàn, để vơi đi sự trống vắng, buồn tênh…

Bên trong nhà tù trăm tuổi khét tiếng Hà Tiên

Nhà tù này trước đây được gọi là khám Hà Tiên, do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1897 với chi phí 1.800 đồng Đông Dương. Nằm ở phía...

Quy phạm nhân luân trong chữ Hán

Chữ Hán là một loại văn tự có nguồn gốc rất đặc biệt và hiện vẫn đang là loại văn tự đặc thù trên thế giới. Nó cũng là loại...

Khoa cử ở Việt Nam

Xã hội ta xưa đại để chia ra làm hai loại người: quan và dân. Quan là người giúp vua điều khiển guồng máy chính trị để đem lại trật...

Vì sao người ta chửi là “đồ quỷ Sa Tăng”?

Sa Tăng có công bảo vệ Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, cuối cùng đắc đạo và trở thành Kim thân La Hán. Vì cớ gì mà thỉnh thoảng vẫn...

Tên gọi của các trường Đại học ở miền Nam trước năm 1975

Nói về bậc Đại học ở Sài Gòn thì ngày xưa có Viện Đại học Sài Gòn với 8 phân khoa cho 8 trường Đại học khác nhau trong đó...

Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh: Ngô Văn Chiêu (1878 – 1932) Một Trong Những Vị Sáng Lập Đạo Cao Đài

Ngô Văn Chiêu là một trong những người thành lập đạo Cao Đài ở miền Nam, đạo hiệu là Ngô Minh Chiêu, sinh ngày 28 tháng Hai 1878 tại Bình...

Vài nét lịch sử người Hoa và người Minh Hương ở Nam Bộ

Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh hương và Hoa từ xưa đến nay về kinh tế, văn hóa thật là to lớn....

Bánh chưng, bánh giầy là… bánh gì?

Truyện Bánh chưng (ngày nay thường gọi là Bánh chưng, bánh giầy) mà hầu hết người Việt đều biết, được chép trong sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế...

Yêu nên tốt, ghét nên xấu

Cái thói thường: yêu thì nên tốt, ghét thì nên xấu, khen chanh thì chanh ngọt, chê hồng thì hồng chua. Trong bụng đã thế, thì cư xử chắc cũng...

Những góc phố Hà Nội qua tranh của họa sĩ Phạm Bình Chương

Hà Nội hiện lên trong những bức tranh hiện đại nhưng vẫn yên bình, phảng phất nét cổ kính. Không ép uổng theo một lối Hà Nội phải cổ, hay...

Trần Hưng Đạo và Trần Ích Tắc – hai nhân tài có số phận lịch sử trái ngược

Hai nhân vật được sử sách mô tả là những con người nổi tiếng tài năng, hào hoa phong nhã bậc nhất, sành sỏi và tinh tế trong cả văn...

Vai trò của “hòa âm” trong âm nhạc và Những nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng nhất Việt Nam

Nhiều người nghe nhạc phổ thông Việt Nam nói chung, thường không có thói quen để ý đến nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc. Khi nghe một bài nhạc...

Exit mobile version