Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao gọi người giao tiếp với thế giới thần, quỷ là “lên đồng”

Trong tín ngưỡng dân gian, có một nghi thức giao tiếp với thế giới trời, thần, quỷ, vật gọi là “lên đồng”. Người lên đồng sẽ ăn mặc thật sặc sỡ, biểu diễn những vũ đạo kì lạ để mời gọi thần linh hoặc hồn người chết nhập vào xác mình. Sau khi đã được “nhập xác”, người này có thể cư xử, nói năng và hành động y như thần linh hoặc người đã khuất, đồng thời trả lời những người xung quanh (gọi là hầu đồng) có quyền hỏi bất cứ điều gì. Ngoại trừ một số ngoại lệ chưa rõ nguyên nhân thì đa phần lên đồng là một hình thức mê tín dị đoan, chỉ nên dừng lại là một nét văn hoá.

Điều đáng chú ý là tại sao nghi thức này được gọi là “lên đồng”? Phải chăng vì những người hành lễ nhảy múa như đang…ở trên đồng lúa?

Thực tế, “đồng” ở đây có Hán tự là 童, nghĩa là trẻ em. Đây cũng là “đồng” trong “nhi đồng”, “mục đồng”, “thần đồng”, “đồng nam”, “đồng nữ”… Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của có giảng: “Lên đồng: Thần quỷ nhập vào người nào, bắt phải nóng nảy, nói thấm như đứa điên; lời người ấy nói ra nhiều người tin là lời quỷ thần”. Như vậy có thể thấy do các cử chỉ điên dại như đứa trẻ chưa biết gì nên ta gọi nghi thức này là “lên đồng”.

Thư viện Hoa Sen có lời giải thích cặn kẽ hơn về tên gọi ông Đồng, bà Cốt chỉ những người hành lễ: “Đồng có nghĩa đen là trẻ con, tâm hồn trong trắng chưa bị vẩn đục. Cốt nghĩa đen là xương, người cho thần linh mượn xác. Đồng Cốt có nghĩa là những người ngồi đồng, được xem như “hạp căn”, có tâm hồn trong trắng như trẻ nhỏ, là trung gian để thần linh mượn xác về ngự và phán truyền. Đồng Bóng có nghĩa là bóng (thần linh) mượn hình đồng để tiếp xúc, khuyên dạy người ở trần gian”.

Như vậy, chữ “đồng” trong “lên đồng” đã rõ. Ngoài ra, tiếng Việt còn có hàng loạt những “đồng” khác, vô cùng phong phú như “đồng lúa”, “đồng sắt”, “đồng tiền”, “thi đồng”, “đồng lòng”,…

(Tham khảo từ nhiều nguồn)

Chùm ảnh: Diện mạo phố phường Nha Trang thập niên 1960

Trong thời gian đóng quân tại thị xã Nha Trang vào thập niên 1960, các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn Truyền tin số 459 Mỹ đã ghi lại nhiều hình...

Người Tráng (Choang, Zhuang) và nguồn gốc Lạc Việt

Người Zhuang (tiếng Zhuang ouчcueŋь/Bouxcuengh phát âm là bou shung, Hán ngữ giản thể 壮族 phồn thể 壯族, phiên âm Zhuàngzú) là một tộc sống phần lớn ở vùng Tự...

Tiền thưởng đời vua Thiệu Trị (1841-1847)

Đời vua Thiệu Trị cũng đúc loại thoi bạc hình khối hộp chữ nhật, mặt tiền đúc nổi 4 chữ Thiệu Trị niên tạo, Đinh Mùi - 紹治年造 - 丁未...

Tần kiếm – Trí tuệ vượt bậc của người xưa!

Kiếm đồng được sử dụng phổ biến vào thời Tiền Tần. Vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc, kỹ thuật đúc kiếm cổ đại đã đạt đến đỉnh cao. Thanh...

Hình ảnh không thể quên về tàu điện Hà Nội xưa

Tàu điện Hà Nội đã hoạt động trong gần một thế kỷ, từ chuyến chạy thử nghiệm vào tháng 9/1900 cho đến khi ngừng hoạt động vào đầu thập kỷ...

Sự Khác Biệt Giữa Thức Ăn Việt Và Tàu

Thật ra, tôi rất ngại khi cầm viết ghi lại những câu hỏi đã trả lời cho những bạn bè người nước ngoài khi họ hỏi tôi: Người Việt Nam...

Chế ngự cơn nóng giận

Những cơn nóng giận của bản thân trước khi làm người khác tổn thương thì cũng ảnh hưởng rất xấu tới tâm trạng của chính mình. Nóng giận là một...

Cảm Nhận Về Ca Khúc “Ai Cho Tôi Tình Yêu” Của Nhạc Sĩ Trúc Phương

“Ai cho tôi tình yêu Của ngày thơ ngày mộng Tôi xin dâng vòng tay mở rộng Và đón người đi vào tim tôi Bằng môi trên bờ môi Nhưng...

Sài Gòn nướng muối ớt

Những sản vật trên rừng dưới sông dưới suối dưới biển, còn tươi sống, tươi nguyên, gặp muối ớt dường như được ướp giữ lại mọi thứ thanh tân nguyên...

Tổng quan về âm nhạc cổ truyền của Việt Nam

Nhạc cổ truyền đối với chúng ta là một loại nhạc xưa được truyền tụng cho tới ngày nay. Tân nhạc là loại nhạc mới. Mới ở đây là nghĩa...

Ăn Trông Nồi, Ngồi Trông Hướng nghĩa là gì?

Từ xa xưa, cha ông chúng ta thường hay nhắc nhở con cháu về cách cư xử thế nào cho thuận thảo với bà con ruột thịt trong thân tộc,...

Thiên táng là gì?

Ngày xưa có người đi làm ăn ở xa nhà, dọc đường chẳng may bị cảm nắng. Cảm gió mà chết đột ngột, có người cùng đi hoặc người qua...

Exit mobile version