Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Xứ Cạnh Đền là xứ nào?

Câu hát “Từ ngày xa đất Tiền Giang, em theo anh về xứ Cạnh Đền. Muỗi kêu mà như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh…”  có bao giờ bạn tự hỏi, vậy xứ Cạnh Đền là xưa nào?

Cạnh Đền là một vùng đất rộng lớn thuộc địa bàn hai tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang, được biết đến với nhiều tên gọi khác như đồng Chó Ngáp, xứ Độn Trâu… Tên nào cũng buồn đứt ruột, mà buồn nhất vẫn là câu ca trứ danh:

Xứ đâu như xứ Cạnh Đền
Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh.

bai-Gio-thoi--tren-xu-Canh-Den---dad1

Địa danh “đồng chó ngáp” nổi tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long vốn là cánh đồng rộng lớn bạc màu, phèn úa ngập úng, cỏ dại um tùm. Nằm tiếp giáp với ba tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang, vùng đất rộng lớn hàng nghìn ha với những đầm tôm, cánh đồng lúa bạt ngàn, khu dân cư sầm uất được gọi là “cánh đồng chó ngáp” hiện vẫn còn lưu dấu hình ảnh khốn khó, gian khổ của người xưa trong cuộc Nam tiến khai ấp, lập làng.

Hơn trăm năm trước, dưới thời triều Nguyễn, nhiều người đã về đây sinh sống. Vùng đất khi đó hoang vu, nhiễm phèn nặng, lau sậy, cỏ năn, lác mọc xen kẽ với những cánh rừng tràm nguyên sinh bạt ngàn.

Đến thời Pháp thuộc, một phần rừng tràm bị cháy, vùng đất rộng lớn chỉ còn lại cỏ năn và lác. Biết bao người đến đây khai phá, nhưng rồi cũng chỉ trụ được một vài năm vì “mần mà không có ăn”. Hồi ấy, không ai có thể đi một lèo mà băng qua hết cánh đồng này. Đến chó là loài chịu khát tốt nhất mà còn lè lưỡi thở dốc, ngáp ngắn ngáp dài khi theo chủ băng qua đồng.

Những bậc cao niên ở xứ Cạnh Đền cho biết có lẽ vì thế mà cái tên cánh đồng chó ngáp xuất phát từ đó, dần về sau gọi riết nên chết danh.

Thời chính quyền Ngô Đình Diệm từng đào kênh Cộng Hòa, dài hàng chục km, chạy dài từ Phước Long đến Cả Chanh, Hồng Dân nên nó còn có tên là “Kinh Đứt Ruột”.

Vì sao quả chuối lại mọc cong?

Đã bao giờ bạn thắc vì sao quả chuối lại mọc cong hướng lên trời chứ không trĩu xuống hướng mặt đất chưa? Tất cả đều có lý do hết...

Ý nghĩa sâu xa của tứ đại Thần thú: Như ý cát tường

Tứ đại Thần thú là những động vật biểu tượng cho cát tường như ý, ví như: long (rồng), phượng (phượng hoàng), lân (kỳ lân), tì hưu,… Những thần thú...

Tìm Hiểu Về Rượu Vang Và Bia Trên Bàn Tiệc Ngày Lễ Ở Hoa Kỳ

Hàng năm bắt đầu từ Lễ Tạ ơn, rất nhiều bữa tiệc mừng và tiệc ngày lễ đều không thể thiếu rượu vang và bia. Vậy những đồ uống này...

Người Minh Hương ở Sài Gòn

Thiên phục khả phong (Hoành phi trong đình Minh hương Gia Thạnh) Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh hương và Hoa từ...

Tên Đường Phố Sài Gòn Xưa & Nay

Để nhớ một thời… Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương… (Bà Huyện Thanh Quan) Tên đường phố Sài Gòn: xưa (thời Pháp...

Chuyện tình Ông + Bà Sài Gòn

Chuyện rằng từ thuở xa xưa Ông bà ta đã dây dưa ái tình Bởi thế nên tục truyền rằng: Ông Lãnh, Ông Tạ, Ông Đồn Ba người bạn thiết...

Việc mãi nô dưới vòm trời Ðông Phố và chủ đất thật của vùng Ðồng Nai

Việc dùng nô lệ thì ở xã hội nào thuở xưa cũng có, chớ không riêng gì ở trong xã hội Việt Nam, nên xin bạn đọc chớ tức giận...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 20/25 – Từ vựng bỏ túi

Vào đầu thế kỷ 17, ta di cư vào Nam thì ta học thêm danh từ của bảy dân tộc sau đây: Cao Miên, Nam Dương, Phù Nam, lưu vong...

Tìm hiểu nguồn gốc xe kéo tay ở Việt Nam thời thuộc địa

Trong suốt nhiều thập niên, xe kéo tay đã trở thành biểu tượng cho sự giàu có và uy quyền của giới thượng lưu Việt Nam thời thuộc địa. Ngược...

Tượng Phật “lạ” – Góc nhìn và ý nghĩa

Một vị giáo sư người Đức chuyên nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng trao cho biết về bức tượng Phật “lạ” gây dư luận tại Thái Lan, Việt Nam...

Gốm Phù Lãng – một nét Kinh Bắc xưa

Nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng, làng gốm Phù Lãng một thời nhộn nhịp trên bến dưới thuyền. Ngày nay về đây, du khách vẫn vô cùng háo hức...

Nếu giải được 3 trong số 10 câu đố này là bạn đã giỏi lắm rồi đấy

Bộ não của chúng ta cần phải được luyện tập thường xuyên để luôn nhạy bén và khỏe mạnh, cũng giống như việc cơ thể sở hữu cơ bắp thì...

Exit mobile version