Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Việt Thi

Phàm một nước đã có văn-học là có văn thơ. Văn thơ là cái tinh-hoa của một dân-tộc, đã tiến lên đến cái trình-độ đã cao về đường văn-hóa. Có văn thơ thì tiếng nói của người ta mới mỗi ngày một đẹp-đẽ và dồi-dào thêm ra, tính-tình và tư-tưởng của người ta mới biểu-lộ ra một cách tao-nhã và thanh-kỳ. Bởi vậy cho nên những đời thịnh-trị bao giờ cũng quý văn thơ.

Có người nói văn thơ là một hình thức nghệ-thuật vô-ích về đường thực-tế. Có ích hay không là ở sự người ta biết dùng hay không biết dùng. Lấy lời văn hay mà truyền-bá những tư-tưởng mới đẹp và những việc trong-sạch ngay-chính để chữa-sửa những nết xấu-xa mà mở rộng cái trí biết của người ta, thì sao lại là vô-ích? Nếu lại dùng lời văn khôn-khéo xảo-quyệt mà xui-dục người ta làm những điều gian-ác lừa-dối, thì không những là vô ích, mà lại còn hại biết bao nhiêu.

Tiếng nôm ta và chữ nho đều là tiếng đan-âm, cho nên ai đi học đã làm được thơ chữ, thì cũng làm được thơ nôm. Thơ nôm của ta, trừ hai lối thơ riêng là thơ lục bát và thơ song-thất lục-bát, còn là theo qui-tắc thơ chữ mà làm, như thơ cổ-phong, thơ luật hay thơ tuyệt-cú v.v. Có nhiều bài thơ nôm rất tài-tình và có ý-nghĩa chẳng kém gì thơ chữ nho. Ấy đủ rõ là tiếng nước ta không nghèo-hèn và có thể có cái tương-lai rực-rỡ vậy.

Từ khi có chữ quốc-ngữ thành ra thứ chữ phổ-thông, thấy nhiều người thích làm thơ, mà không hiểu hết những qui-tắc các lối thơ, nhất là hay sai-lầm về sự gieo vần cho đúng. Thiết nghĩ, ta nên bàn rõ những cách dùng tiếng bằng tiếng trắc, cách gieo vần cho đúng và kê rõ những qui-tắc các lối thơ, để sau này ai muốn làm thơ, xem cho dễ hiểu.

Ngoài những mục ấy, sách này còn góp-nhặt một ít thơ cổ, để ai thích chơi thơ, xem cho vui. Có nhiều bài thơ cổ, đã in ra ở các sách, song có bài ở chỗ này, thì cho là tác-phẩm của người này, ở chỗ khác lại cho là tác-phẩm của người khác, rất là khó phân-biệt cho đích-xác được. Dù sao, thì những bài thơ ấy đều là tinh-hoa của văn-học nước nhà, ta đừng nên để mất-mát đi.

Ở đầu cái mục chép những thơ cổ ấy, có một mục chép những tiểu-sử của các thi-nhân có thơ nhặt vào đây, biên theo từng thời-đại, trừ những người chưa biết rõ, thì hãy chép qua-loa, đành để khuyết nghi. Còn những bài thơ không biết đích là tác-phẩm của ai, thì để xuống cuối cùng cho là của Vô-danh thị.

Sách này và sách Đường thi dịch ra Việt-văn đã khởi làm từ khi tôi ở Chiêu-nam. Sau về Huế và ra Hà-nội, nhân khi nhàn-hạ, mới sửa-đổi lại cho thành sách. Mong rằng những sách ấy bổ ích được ít nhiều cho văn-học của nước nhà, ấy là một điều thỏa-thích cho tấm lòng không bao giờ quên sự học của quốc-dân sau này.

Ngày 15 tháng mạnh hạ năm Bính-tuất (1946)
Lệ-thần TRẦN TRỌNG KIM

Thời đó tết quê tôi ai có bàn ủi con gà là “Đại Gia”

Bây giờ, bàn ủi than, khuôn bánh in, bánh thuẫn “rút lui” để nhường chỗ cho bàn ủi điện, bánh công nghiệp. Nhưng với những người ở tuổi giao thời...

Hoàng Oanh – Một đời âm nhạc

Tiếng hát và kỷ niệm Bài viết dài và công phu này của tác giả Duy An, thống kê chi tiết được hầu như tất cả hoạt động âm nhạc...

Xứ sở của những diệu kỳ

Viết tặng em - cô nữ sinh Đồng Khánh Huế ! Tôi từ quan qui ẩn khi chưa đến tuổi già. Không phải vì năng lực công tác kém cỏi...

Đạo quán lớn nhất của người Hoa ở Sài Gòn

Khánh Vân Nam Viện có diện tích hơn 2.000 m2 với kiến trúc mang đậm màu sắc của Đạo giáo. Tọa lạc trong con hẻm đường Nguyễn Thị Nhỏ (quận...

Tuổi thơ đen tối của sát thủ tàn bạo nhất thế giới

Pedro sinh ra khi cha mất, mẹ phải bán thân nuôi 13 đứa con. Bỏ nhà đi năm 8 tuổi, Pedro phải bới rác tìm đồ ăn và sớm nuôi...

Xích Lô Hà Nội

Trong tâm khảm của người dân Việt Nam, đâu đó vẫn còn hình dáng chiếc xe xích lô, một thời đưa đi đón về những thực khách nội địa và...

Tiếng Việt ngày nay bá đạo vãi lúa

Tiếng Việt có ba từ chỉ mức độ cao hay được dùng là rất, quá, lắm. Vừa qua, xem chừng chưa diễn tả được hết mức độ nên thêm cực...

Nghệ thuật tượng sơn thếp truyền thống của người Việt

Đất và gỗ phủ sơn từ thế kỷ 17 là chất liệu được sử dụng phổ biến, cốt bằng gỗ, chi tiết bề mặt sửa bằng đất. Vàng và son...

Đại thần Nguyễn Trọng Hợp (1834-1902) một nhân cách lớn thời Nguyễn

Sách các tác gia Việt Nam thế kỷ XIX, ở Huế có hai ông hoàng con vua Minh Mạng là Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819-11870) và Tuy Lý Vương...

Xe gắn máy tại miền Nam trước 1975 (Phần 1)

Có thể nói xe đạp và xe gắn máy là phương tiện di chuyển chiếm đa số tại miền Nam trước 1975 và cho đến nay, xe gắn máy vẫn...

Bức thư tình của Trịnh Công Sơn khiến chúng ta nhận ra công nghệ đã lấy đi quá nhiều thứ trong cuộc sống…

Dao Ánh khi 16 tuổi, đang là nữ sinh cấp 3 trường Đồng Khánh (Huế) đã là nàng thơ của Trịnh Công Sơn. Mối tình kéo dài từ năm 1964...

Nồi da xáo thịt hay Nhồi da nấu thịt?

Cũng có người viết là "nồi da nấu thịt" hay "nồi da sấu thịt". Nhiều người đọc vào, thấy “da” và “thịt” thì nghĩ rằng câu muốn ám chỉ một...

Exit mobile version