Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

7 điều nên làm để trở thành người có phúc khí

Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên nghe thấy rất nhiều người thường oán trách, than phiền rằng bản thân không cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và may mắn. Thậm chí sau một thời gian dài như vậy, người ta còn mất niềm tin vào cuộc sống và trở thành một loại tâm bệnh. Muốn là một người hạnh phúc, có phúc khí, hãy tham khảo 7 việc dưới đây:

1. Đừng than phiền, oán trách cuộc sống

Một người thường xuyên than phiền, phàn nàn rằng cuộc sống không công bằng, ông trời không có mắt…sẽ cảm thấy sống vô cùng ngột ngạt và mệt mỏi, phúc khí cũng đều bay đi mất.

Người ta thường mơ tưởng về những điều tốt đẹp ở một nơi rất xa, mà thường quên mất rằng chúng đang ở ngay bên cạnh mình và vui vẻ, khoái hoạt thật ra rất đơn giản, đừng suy nghĩ quá phức tạp!

2. Đừng ham muốn vật chất vô độ

Một người luôn theo đuổi những vật phẩm xa hoa, tiêu phí thoải mái, lòng tham không đáy phải biết rằng dục vọng của con người giống như một vùng biển không thể lấp đầy.

Người tham lam một khi đã chiếm được nhiều rồi nhưng lại vẫn không cảm thấy thỏa mãn. Một người có lòng tham vô độ như vậy sẽ vĩnh viễn không tìm được một cách sống thích hợp với bản thân, người thân, bạn bè rồi cũng dần dần mà rời xa họ.

3. Đừng khuyết thiếu tình yêu thương đối với người khác

Một người khuyết thiếu tình yêu thương, quá ích kỷ, chỉ quan tâm đến bản thân thì sẽ khó có thể bao dung người khác. Một khi đã không thể bao dung người khác thì sẽ thường xuyên có mâu thuẫn, tranh cãi với những người xung quanh mình, cơ hội và phúc khí cũng không ở lại bên người này.

Ngược lại, một người luôn mang trong mình tình yêu thương thì có đủ độ rộng lượng và nhẫn nại trong các quan hệ xã hội như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… Người như vậy họ sẽ có một cuộc sống hài hòa, hạnh phúc, tràn đầy năng lượng và ở họ luôn tỏa ra một sức hút hấp dẫn những người xung quanh mình, những điều may mắn cũng đến với họ.

4. Đừng mải sống với quá khứ

Có nhiều người thường ôm giữ những chuyện trong quá khứ mà không thể thoát ra ngoài được. Họ không có suy nghĩ cho ngày mai, không biết ngày mai sẽ phải sống như thế nào.

Một người quá luyến tiếc những chuyện cũ của ngày hôm qua thì sẽ không nhìn thấy ánh sáng của ngày mai và họ sẽ không thể lĩnh hội được những điều tuyệt vời của ngày mai. Một khi chính bản thân đã không còn để tâm đến ngày mai thì những điều may mắn, tốt đẹp sao có thể đến bên họ được?

Người mê muội sống trong quá khứ. Người thấu hiểu sống ở hiện tại (Nguồn: Internet)

5. Đừng quên bồi dưỡng năng lực đối mặt với cuộc sống

Trong cuộc sống của mỗi người nhất định sẽ ít nhiều xảy ra những biến cố. Một khi biến cố xảy ra mà bạn không có cách ứng phó thì sẽ rất khó để vượt qua và xuất hiện những biến hóa.

Cuộc sống cũng giống như một cái cây non, nếu có bệnh thì cần được chữa trị. Cũng giống như thế, trong gia đình, ngoài xã hội một khi xảy ra mâu thuẫn thì phải có cách xử lý, hóa giải những mâu thuẫn này để không làm tổn thương đến mỗi thành viên, đó mới là cách của một người có năng lực. Một người mang trong mình tâm oán trách cuộc sống thì sẽ không hiểu được cách để hóa giải những nguy cơ xấu có thể xảy ra.

May mắn rất nhiều khi là do tâm thái, tính cách của bản thân mình tạo ra. Người xưa cho rằng, đây chính là cách ông trời ban thưởng cho người cố gắng!

6. Đừng so sánh với cuộc sống của người khác

Trong xã hội phong phú vật chất này, có nhiều người thường tự cảm thấy cuộc sống của mình không tốt bằng của người khác. Họ luôn suy nghĩ và so sánh về chức vị, so sánh thu nhập, hoàn cảnh gia đình…rồi tự đau khổ vì ghen ghét, đố kỵ. Suy cho cùng, so sánh như vậy để làm gì, khi mà cuộc sống thì vẫn là của người khác, còn người bị tổn hại lại là bản thân mình?

7. “Ngẩng đầu cần ý chí, cúi đầu cần dũng khí”

Cúi đầu không phải là hèn yếu, sợ sệt mà là khoan dung, khiêm tốn. Người có thể ngẩng đầu là người dũng cảm, không dễ sợ hãi. Nhưng người có dũng khí cúi đầu lại là bậc “đại trí giả ngốc”!

Cuộc sống không phải dựa vào tranh giành mà có thể có được hạnh phúc và may mắn. Chỉ cần có một tâm thái bình thản, đoan chính thì bạn đã là người chiến thắng rồi! Đừng mang tâm oán giận bất kể điều gì mà hãy thay đổi chính mình, tu dưỡng tốt tâm tính bản thân, mỉm cười đối mặt với hết thảy mọi điều trong cuộc sống. Chỉ có như vậy bạn mới thực sự là làm chủ được mình và sống được tự do tự tại, chiêu mời được phúc khí!

Hồi nhỏ sợ Ông Kẹ , ổng là ai?

Hễ đứa trẻ nào không ngoan, khóc nhè hoài là bị dọa : “Ông Kẹ tới …. bắt bỏ bỏ dzô nồi nước sôi !” ….. Trẻ nhỏ Saigon mà...

Nhớ thương quang gánh

“Cho con gánh mẹ một lần Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con…” Mỗi khi nghe lời bài hát “Gánh mẹ” được nhiều ca sỹ thể hiện thành công,...

Ỷ Lan Phu Nhân và vĩ nghiệp trong lịch sử

Văn chương bình dân Việt Nam thường hay phản ánh đường nét hiện thực của một xã hội tổ chức trên nền tảng lao động lồng trong khung cảnh của...

Phạm Trọng – Nhạc sĩ “Trường Làng Tôi” và “Mùa Thu không trở lại”

Phạm Trọng sáng tác khá nhiều. Nhưng thính giả vẫn nhớ đến ông nhiều nhất qua hai ca khúc Mùa Thu Không Trở Lại và Trường Làng Tôi. Những người...

Thầy Lang Phách

Ở lối bên Đan Phượng, có thầy thuốc Nam tên là Phách. Thầy nổi tiếng chẩn đoán bệnh chính xác, ra thuốc chữa lành cho nhiều bệnh nhân. Ở Hà...

Cầu Bông, một phần lịch sử của Sài Gòn thuở sơ khai.

Theo nhà văn Sơn Nam, Cầu Bông được xây dựng từ thế kỷ 18, lúc đầu đặt tên là cầu Cao Miên, một thời gian sau, cầu Cao Miên đổi...

Truyền thông đại chúng và phẩm giá người nghèo

Trên các phương tiện truyền thông, khi mô tả cái nghèo khổ của người dân, nhất là những thảm họa, ta thường thấy những thông tin chi tiết về hoàn...

Lăng mộ tuyệt đẹp của Bá hộ Xường trong Tứ đại Phú hộ Sài Gòn xưa

Cả hai ngôi mộ của ông Lý Tường Quan và bà Nguyễn Thị Lâu đều là di sản quý giá về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và chạm khắc...

Tổng quan về Kinh Dịch – cuốn sách cổ bí hiểm nhất lịch sử nhân loại

Khắp thế giới có lẽ không có bộ sách nào kỳ dị như bộ Kinh Dịch. Nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung hoa, sau Kinh...

Tục vác kiếm thời xưa

Bản sắc không phải là điều gì quá to tát lớn lao như những mỹ từ trước nay người ta từng ca ngợi: “hiền lành, giản dị, thuần nông, yêu...

Tản mạn về bánh Màn Thầu

Chuyện kể rằng vào thời Xuân Thu, cổ nhân đã bắt đầu chưng hấp bột mỳ sau khi lên men mà ăn. Tới thời nhà Hán, thức ăn chế biến...

Mong làm điều phải

Mong làm điều rất phải không bắt chước cách làm, rồi mà làm được, thế mới thật là khôn Nước Lỗ có người ở một mình một nhà. Bên láng...

Exit mobile version